Tuần trước, một cuộc triển lãm nhỏ vừa diễn ra tại Viện Bảo tồn di tích (Hà Nội) với những tư liệu kiến trúc và hình ảnh về 6 làng cổ ở các vùng Bắc Bộ và Trung Bộ.
Tỉnh Kiên Giang vừa ban hành kế hoạch về việc lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận Lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh Anh hung dân tộc (AHDT) Nguyễn Trung Trực là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có chuyến khảo sát thực tế Khu Đô thị cổ Hội An, làm việc với lãnh đạo thành phố Hội An và tỉnh Quảng Nam về công tác trùng tu, cơ chế quản lý, bảo tồn đối với các di tích đặc biệt, trong đó có Chùa Cầu, công tác phòng cháy chữa cháy Khu phố cổ.
Ngày 18/7, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trình Năng Chung (Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Trưởng đoàn Đoàn khảo sát của Viện Khảo cổ học và Bảo tàng tỉnh Bắc Kạn, cho biết: Trong đợt điều tra khảo cổ học vừa diễn ra tại Vườn Quốc gia Ba Bể, Đoàn khảo sát đã phát hiện được nhiều địa điểm có dấu tích văn hóa của người tiền sử trong hang động thuộc những dãy núi đá vôi bao quanh hồ.
Quận Hoàn Kiếm sẽ xác định các sản phẩm du lịch chủ đạo, đặc sắc; đẩy mạnh quảng bá, khai thác các giá trị tài nguyên du lịch, trọng tâm là giá trị văn hóa lâu đời của người Tràng An, các di tích lịch sử văn hóa để phục hồi và phát triển du lịch.
UBND tỉnh Điện Biên vừa có quyết định phê duyệt Đề án “Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đến năm 2030”.
Từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn Hà Nội liên tục xảy ra các vụ cháy di tích, gây hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ mất đi công trình kiến trúc cùng rất nhiều di vật, cổ vật đẹp, điều đáng tiếc hơn cả là những giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị tinh thần được gây dựng và gìn giữ hàng trăm năm qua cũng hóa tàn tro. Nỗi xót xa không thể đo đếm được.
Thông tin từ Ban quản lý Khu di tích nhà tù Hỏa Lò cho biết: từ cuối tháng 7 này, chương trình tham quan, trải nghiệm nhà tù vào buổi tối sẽ được triển khai, với tên gọi “Đêm thiêng liêng - Sáng ngời tinh thần Việt”.
Trong khi nhiều di tích loay hoay tìm cách phát huy giá trị di sản thì tại Hà Nội, nhiều di tích đang thực hiện có hiệu quả việc này thông qua chương trình giáo dục di sản. Không chỉ lan tỏa những giá trị của di sản đến nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên, mà thông qua đó, còn khơi gợi tình yêu lịch sử đối với thế hệ trẻ. Hiện tại, nhiều di tích tại Hà Nội đang đẩy mạnh giáo dục di sản cho học sinh, sinh viên với những cách làm sáng tạo.
Sau một thời gian tạm thời đóng cửa để phòng, chống dịch COVID-19, sáng 14/5/2020, các điểm tham quan, di tích trên địa bàn thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách trở lại.
Từ ngày 14.5, các di tích trên địa bàn Hà Nội như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đền Ngọc Sơn, di tích nhà tù Hỏa Lò… sẽ đồng loạt mở cửa đón khách tham quan sau thời gian tạm đóng để phòng, chống dịch Covid-19.
Lãnh đạo Hà Nội vừa giao các cơ quan chức năng tiến hành điều tra về tình trạng trộm cắp cổ vật tại các di tích trên thành phố. Trước đó, chỉ trong một thời gian ngắn từ giữa tháng 3 tới giữa tháng 4, liên tiếp 4 vụ mất trộm cổ vật đã diễn ra tại các chùa Bối Khê, Dư Dự, Từ Châu và đình Đại Định.
Ngày 15/4/2019, “bà Hỏa” đã thiêu cháy một phần Nhà thờ Đức bà, biểu tượng nổi tiếng nhất của Paris (Pháp). Kể từ đó, các chuyên gia bận rộn chuẩn bị cho kế hoạch phục dựng công trình này trong 5 năm. Nhưng, đó là câu chuyện trước... đại dịch Covid-19.
Nhằm bảo đảm cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, các tỉnh Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam đã quyết định tạm thời không đón khách vào tham quan tại các di tích, bảo tàng, danh lam thắng cảnh tại Cố đô Huế và Khu Di tích Mỹ Sơn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngày 12/3, tỉnh Phú Yên đã ra công văn số 1245/UBND-KGVX chỉ đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương tạm dừng hoạt động tham quan các di tích lịch sử-văn hóa danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 13/3.
Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi đến với di tích Yên Tử, Ban quản lý Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử đã phối hợp với Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
UBND tỉnh Tây Ninh vừa thông qua Đề án tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025, với tổng kinh phí trên 440 tỷ đồng, sử dụng từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn vốn xã hội hóa trong và ngoài tỉnh.
Tiếp tục chương trình kiểm tra công tác quản lý lễ hội, trong hai ngày 5-6.2, Bộ VHTTDL đã kiểm tra một số lễ hội, di tích trên địa bàn các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.