Một MU mục nát, phải thay gần hết đội hình thì may ra

25/04/2019 17:56 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Khi một đội bóng sa sút, người ta dễ dàng đổ lỗi cho HLV. Thế nhưng, ở trường hợp của Ole Gunnar Solskjaer, lỗi không thuộc về anh, đặc biệt khi chính anh đã vực dậy MU ở giai đoạn tồi tệ nhất.

Bảng xếp hạng ngoại hạng Anh 2019 mới nhất

Bảng xếp hạng ngoại hạng Anh 2019 mới nhất

Bảng xếp hạng ngoại hạng Anh 2019 mới nhất. Lịch thi đấu bóng đá Premier League - giải bóng đá Ngoại hạng Anh cuối tuần. Xem lịch thi đấu và truyền hình trực tiếp Ngoại hạng Anh ở đây. Trực tiếp bóng đá Anh.

1. Có lẽ, nhiều CĐV đã tự hỏi rằng, khi nhà Glazer và Phó chủ tịch điều hành Ed Woodward trao cho Solskjaer bản hợp đồng chính thức vào ngày 28/3, sau hơn 3 tháng tạm quyền, họ làm vậy trước tiên vì không thể có được Mauricio Pochettino của Tottenham và những người khác?

Liệu đó thực sự là một “quy trình kĩ lưỡng” hay chỉ vì họ thích những con số của Solskjaer và nụ cười trở lại trên khuôn mặt của tất cả?

Mặc dù vậy thì một lần nữa, vấn đề của MU không bắt đầu từ văn phòng của HLV.

Quên đi những nụ cười. Trên gương mặt của Jose Mourinho, sự thật về MU được phơi bày qua sự giận dữ. Ở dưới thời Solskjaer, tất cả lại thấy họ sao mà bị động, thiếu chuyên nghiệp đến vậy. Có thể nói, điều khó khăn nhất cho một HLV là phải chứng kiến sự mục nát về lực lượng và MU cũng trong tình trạng như vậy, đến mức họ không thể không cải tổ toàn diện và triệt để trong hè.

Sẽ chẳng ai mong viết lại giai đoạn của Mourinho tại Old Trafford nhưng HLV người Bồ Đào Nha đã đúng một điều: có gì đó thối rữa ở MU. Và đấy không chỉ là sự cảm nhận. Mà là thực tế. Khi Solskjaer rũ bỏ sự u ám của Mourinho, lần đầu tiên trong lịch sử của mình, MU thắng 8 trận liên tiếp trên sân khách ở các giải. Họ cũng đã thắng 14 và hòa 2 trong 19 trận tạm quyền của HLV người Na Uy. Ngay lập tức, Woodward cho rằng việc bổ nhiệm chính thức Solskjaer là “hoàn toàn xứng đáng” mà không tự hỏi các cầu thủ MU sẽ phản ứng như thế nào khi sức ép đã giảm bớt và MU trở lại với sự hả hê của mình.

Và đến giờ, họ đã thua 7 trong 9 trận gần đây ở các giải và trở lại vị trí thứ 6 quen thuộc trên bảng xếp hạng như ngày Mourinho rời Old Trafford.

2. Tạm quên đi những thống kê kiểu như trận thua 0-4 tại Everton là thất bại thứ 5 liên tiếp của MU trên sân khách kể từ năm 1981 hay 11 trận không giữ sạch lưới kể từ năm 1998, Solskjaer chỉ đơn giản là nạn nhân của một loạt cái tôi đã không được kiểm soát, uốn nắn ở Old Trafford. Bởi lí giải thế nào đây khi từ tháng 12 đến tháng 3, MU thắng 8 trận liên tiếp trên sân khách rồi thua 7 trong 9 trận? Phải thừa nhận chẳng có đội bóng nào thi đấu kiểu như họ, thích thắng thì thắng, thích thua là thua. Đã thua là phải nỗ lực đứng dậy, thay vì buông xuôi tất cả. Có điều, MU trong 6 năm qua sau ngày Alex Ferguson rút lui là một tập thể rời rạc, chẳng quan tâm đến việc họ có tôn trọng và yêu thích HLV hay không, chẳng quan trọng việc các cuộc đàm phán hợp đồng của họ diễn ra như thế nào và không xấu hổ về sự thua kém những đội bóng lớn.

Vì thế, nếu Solskjaer nghĩ rằng anh đã chặn đứng được cuộc khủng hoảng và làm sống lại thời kì Ferguson, giờ thì anh đã thấy sự xuống cấp như thế nào của MU từ phòng thay đồ. Ở trường hợp của Mourinho, ông đã chẳng ngần ngại chỉ đích danh từng cá nhân nhưng ở trường hợp của Solskjaer, việc tuyên bố "Nếu các anh muốn chơi cho CLB này, các anh phải nỗ lực hơn nữa” có lẽ chẳng làm họ tỉnh ra.

Nói cách khác, Solskjaer không thể thay đổi được tâm trạng này ở các cầu thủ và nếu muốn, anh phải thay đổi cầu thủ. Chẳng gì thì MU cũng cần phải tái thiết với 2/3 đội hình nên bị loại bỏ, đồng thời đưa về 2 trung vệ hàng đầu, những tiền vệ phòng ngự và kiến tạo xuất sắc.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm