Tôi chụp ảnh từ năm 1988, khi mượn được những chiếc máy ảnh Zenit, Praktica của bạn thời sinh viên và tự hào là chưa từng mất tiền để học chụp ảnh, vì thầy cũng là bạn, cùng những cuốn sách.
Trở lại Bản Lác (huyện Mai Châu, Hòa Bình) một ngày mùa Xuân, tôi gặp một cụ bà người Thái phúc hậu đang đi hái rau về cho thỏ. Qua kính ngắm máy ảnh, chợt thấy ở bà có nét quen thuộc.
Đất nước đang rộn ràng đón chào năm mới Giáp Thìn với những hình ảnh rồng ở khắp mọi nơi. Tình cờ lục trong máy tính của mình, tôi lại thấy hình ảnh chụp chiếc diều rồng đã chụp ở Huế cách đây đúng 2 giáp, cũng là năm con rồng Canh Thìn (2000).
Trong quá khứ, chợ Cán Cấu (xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai) được biết đến là một trong những phiên chợ nhiều màu sắc nhất ở vùng núi phía bắc.
Về Hải Phòng cách đây đúng 10 năm, tôi đã rất bất ngờ thấy ở thành phố này còn rất nhiều xích lô, dù trước đó Hải Phòng đã cấm xích lô trên nhiều tuyến phố. Một trong những tụ điểm xích lô hay đậu đỗ khi ấy là gầm cầu Lạc Long, đầu phố cũ Tam Bạc.
Đây là hai bức ảnh được chụp cách nhau gần 25 năm, ở cùng một địa điểm nổi tiếng, đó là mũi Sa Vĩ, thuộc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Theo từ điển mở Wikipedia, diễn viên là "người nghệ sĩ biểu diễn, trình bày một vai diễn nhất định trong điện ảnh, truyền hình, kịch, múa hay tạp kỹ". Mở rộng ra thì một nhân vật nam trong những bức ảnh này cũng có thể được gọi là diễn viên.
Một ngày cuối Xuân đầu Hạ năm 2007, tôi tình cờ gặp Đỗ Anh Tuấn, khi anh đang cưỡi một chiếc Minsk rong ruổi giữa cao nguyên đá Đồng Văn để đến chợ tình Khau Vai.
Bức ảnh thứ nhất được tôi chụp cách đây 27 năm, tại xã Bàng La, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng (nay là phường Bàng La, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng).
Không "vơ vào" như cách nhiều người đặt tên cho ảnh nghệ thuật, bức ảnh đăng kèm bài viết này đích thị là bếp nhà tôi, được chụp năm 1996 ở phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Một ngày hè năm 1992, với chiếc máy ảnh Praktica, tôi lang thang ra bờ sông Sài Gòn và chụp được hai em nhỏ đang tắm ở gần khách sạn nổi Floating Hotel Sài Gòn.
Trong những làng gốm cổ ở miền Bắc, một cái tên từng được nhắc đến, nhưng bây giờ chỉ còn trong ký ức, đó là làng gốm Hiển Lễ (xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc).
Người Việt Nam không mấy ai chưa biết câu ca dao "Ai về mua vại Hương Canh/Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng", hoặc không thuộc đôi câu trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu: "Ai về mua vại Hương Canh/ Ai lên mình gửi cho anh với nàng".
Những người thuộc thế hệ 8X, 9X có thể ít thấy những chiếc xe máy trong các bức ảnh này, nhưng với những người lớn tuổi hơn, loại xe này là quá thân thuộc.