Có kiểu người ngược đời chốn công sở: Bị ‘dí deadline’ tới kiệt sức cũng không dám nghỉ, càng 'kể khổ' càng bám trụ lâu

10/03/2023 09:03 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Ngày nay, nếu chỉ áp dụng công thức 'nỗ lực, chăm chỉ, lương thiện là sẽ giàu' trong cuộc sống thì chắc chắc tỉ lệ chính xác sẽ nằm ngoài 100%, bởi chính 'văn hóa hối hả' đã khiến giới trẻ phải đối diện với áp lực sống mà không có mục tiêu, muốn nghỉ việc mà không dám nghỉ.

Giám đốc điều hành của DeskTime – một ứng dụng theo dõi thời gian và năng suất dành cho các công ty và dịch giả tự do. Anh ấy cũng là một vận động viên nghiệp dư và là cha của hai đứa trẻ cho biết sự trỗi dậy của "văn hóa hối hả" (Hustle Culture) trong những năm gần đây đã vấp phải phản ứng dữ dội gần như nhanh chóng. Những người quảng bá văn hóa hối hả, thường đam mê và hấp dẫn, đã viết và nói một cách nghẹt thở về sự mài giũa và làm việc chăm chỉ. 

Về việc tài năng chỉ là thứ yếu và thành công của bạn phụ thuộc vào số giờ bạn sẵn sàng bỏ ra cùng những hy sinh mà bạn sẵn sàng chấp nhận. Ngoài ra đó còn là việc bạn hoàn thành công việc trong khi những người khác phải ngồi lại và chờ đợi.

"Văn hóa hối hả" đã đặt công việc làm trung tâm của cuộc sống. Thời gian làm việc dài khiến bạn được khen ngợi và tôn vinh. Trong khi thời gian nghỉ ngơi lại được coi là sự lười biếng. Nếu bạn không hối hả, bạn đang thất bại.

photo-1

(Ảnh: Getty Images)

"Tôi yêu thích sự nhiệt tình của nhiều người trong số những người ủng hộ văn hóa hối hả này, nhưng khi nảy ra ý tưởng về sự hối hả liên tục, tôi không bao giờ có thể hoàn toàn tin tưởng vào nó. Bởi vì không ai có thể làm việc mà không nghỉ ngơi. 

Tại một thời điểm nào đó, bạn cần ngắt kết nối hoàn toàn khỏi công việc và để bộ não được thư giãn. Đó không phải là dấu hiệu của sự lười biếng, mà đó là thời gian sinh học tối thiểu của con người. Mặt khác, nếu duy trì lối sống luôn để cơ thể và bộ não hoạt động 24/24 như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức". Giám đốc điều hành của DeskTime nói.

1001 lý do để quyết định từ bỏ ý định nghỉ việc

Muốn xin nghỉ việc từ lâu nhưng vì áp lực tài chính khiến chị Đào Hồng Hạnh (27 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lưỡng lự suốt một năm nay. Là nhân viên ở một công ty truyền thông, chị Hạnh hiện có mức thu nhập khoảng 12 triệu đồng/tháng (bao gồm lương cứng và tiền nhuận bút).

Nếu nghỉ việc, chị Hạnh sẽ không có chi phí trang trải cho cuộc sống, nuôi con nhỏ, tiền thuê phòng trọ,...vì chị biết, giữa tình trạng "bão sa thải" hiện nay muốn xin công việc mới đi làm ngay cũng không phải là điều dễ dàng.

Còn nếu tiếp tục đi làm, chị Hạnh luôn phải dối diện với vô số áp lực, gò bó từ công việc, mức thu nhập không tăng cũng không giảm, sếp nhiều lúc soi mói, đặt điều. Và điều quan trọng hơn, chị đi làm không còn đam mê, động lực.

 "Nếu không vì gánh nặng tài chính với đủ các khoản phải chi tiêuu, tôi sẽ quyết nghỉ việc ngay mà không chần chừ" - Chị Hạnh nói.

photo-1

(Ảnh: BetterUp)

Còn đối với anh Trường Giang (25 tuổi, nhân viên IT) cho hay, chính môi trường khắc nghiệt tại công sở đã lấy đi của anh rất nhiều thời gian dành cho bản thân

"Sau mấy năm làm việc, tôi cảm thấy mệt mỏi, không còn động lực để cống hiến vì công việc cứ lặp đi lặp lại. Đặc biệt, tôi bị chỉ trích suốt ngày, làm gì cũng phải nhìn nét mặt của người khác. Làm công việc này khiến tôi không có thời gian cho bản thân. Tôi rất muốn nghỉ việc nhưng lại sợ không biết làm gì tiếp theo".

Thường xuyên "kể khổ" với đồng nghiệp nhưng vẫn chưa quyết định "đi hay là ở"

Cuộc sống chỉ loanh quanh với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền, tháng nào cũng đau đầu vì đống hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền nhà, tiền học phí cho con... trong khi sự nghiệp không hề tiến triển. Điều này đã khiến chị Phương Trang vô cùng mệt mỏi để duy trì cuộc sống hiện tại. 

Sợ rằng bản thân sẽ bị dán nhán "nhảy việc", không tìm được công việc phù hợp hay sẽ bị thất nghiệp trước hàng loạt thông tin các công ty đang tiến hành sa thải, điều này đã khiến chị Trang phải chùn bước trước quyết định nghỉ việc.

"Trong những cuộc trò chuyện của cả nhóm tôi, tôi nhận ra một điều lặp đi lặp lại, đó là tôi không có cách nào để giải quyết việc này nên thường kêu ca, than thở rất nhiều về công việc, cuộc sống, nào là công ty thiếu chuyên nghiệp, sếp bóc lột, đối xử bất công, công việc áp lực nhưng trả lương không xứng đáng với công sức bỏ ra...  nhưng việc này chỉ giúp tôi giải tỏa stress tức thời, còn việc vẫn còn đó, không quyết được bản thân sẽ ra đi hay ở lại". Chị Phương chia sẻ.

photo-1

(Ảnh: Elpais)

Lên chức Trưởng ban nội dung phụ trách một mục của trang tin điện tử còn khá trẻ, tưởng chừng điều này là một bước tiến lớn trong sự nghiệp thế nhưng anh Hoàng Hải (26 tuổi, Hà Nội) cũng đang phải chịu những áp lực từ công việc và cấp dưới đem đến.

Là sếp của những nhân viên trong độ tuổi GenZ, mặc dù bản thân cũng khá thoải mái, trẻ trung nhưng anh Hải và nhân viên của mình không thể hòa hợp được với nhau.

"Nhiều lần hướng dẫn một đằng nhưng cuối cùng nhân viên của lại làm một nẻo. Nhắc nhở, thậm chí là phạt nhiều lần nhưng các bạn vẫn tái diễn. Tôi chán nản, mệt mỏi vì như vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ công việc và nội dung bài viết" - anh Hải phân trần và cho biết thêm, anh ở lại bởi trách nhiệm với công việc và những điều sếp mong muốn anh thực hiện. Nếu không, anh đã xin nghỉ việc từ lâu do không tìm được cộng sự đáp ứng những mong muốn của bản thân.

Đến bao giờ thì bạn có thể nghỉ việc?

Văn hóa hối hả có thể trông hào nhoáng, nhưng nó gây áp lực rất lớn cho những người liên quan và những thay đổi kinh tế gần đây như lạm phát chỉ làm tăng thêm áp lực đó.

Theo một cuộc khảo sát vào tháng 4/2022, hơn 40% người Mỹ báo cáo rằng thu nhập đang có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của họ . Nhiều người tin rằng làm việc nhiều hơn là câu trả lời cho sự căng thẳng đó, bởi trên thực tế, ngày nay, cứ ba người Mỹ thì có một người cho biết đang phải làm thêm công việc ngoài giờ để đảm bảo thu nhập.

photo-1

(Ảnh: BetterUp)

Tuy nhiên, cho dù mục tiêu của bạn là gì, bạn không cần phải nhượng bộ văn hóa hối hả. Bằng cách ưu tiên chăm sóc bản thân và hạnh phúc, bạn có thể đạt được bất kỳ thành công nào đối với bạn một cách bền vững.

Đừng ngại yêu cầu giúp đỡ. Đôi khi, một huấn luyện viên, nhà trị liệu hoặc thậm chí là trợ lý bán thời gian có thể là những gì bạn cần để vượt qua tình trạng kiệt sức và thay đổi cuộc sống của mình.

 

TaeTae - Ảnh: Hà Mĩ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm