16/04/2023 20:45 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Ở Trung Quốc hiện đang xảy ra một tình trạng, đó là nhiều thanh niên thay vì trưởng thành, sống tự lập thì lại quay trở về nhà, sống bám bố mẹ. Họ núp dưới bóng "sống gần với bố mẹ", "tiện chăm sóc, báo hiếu" để bấu víu vào cha mẹ già. Những thanh niên này thường chật vật với gánh nặng mưu sinh, hoặc không có chí tiến thủ, dẫn tới lựa chọn cuối cùng là quay về "mái nhà xưa".
Nhờ việc sống cùng bố mẹ, họ không cần phải mất tiền thuê nhà, không mất sinh hoạt phí, thậm chí nhiều người còn bắt bố mẹ chăm sóc luôn giúp con cho mình, đóng tiền học, đón con tan học giúp mình,...
Theo đó, có 3 kiểu "ăn bám kiểu mới", nhìn vào tưởng báo hiếu cha mẹ, nhưng thực chất không phải.
Kiểu con cái này thường không đi học đến nơi đến chốn, ở nhà suốt ngày không làm gì, họ là "đứa trẻ toàn thời gian". May mắn thay, cha mẹ họ không quá già, vẫn có khả năng làm việc và kiếm tiền để hỗ trợ gia đình, hoặc một số phụ huynh vẫn có quỹ hưu trí đủ cho chi tiêu.
Những đứa con này cũng thỉnh thoảng ra ngoài giúp bố mẹ làm vài việc vặt, bù lại được lo cơm ăn áo mặc, còn có thể kiếm được chút tiền tiêu vặt. Bố mẹ biết con mình không có triển vọng lắm, không đặt nhiều kỳ vọng vào tương lai của con nên đành làm ngơ.
Những thanh niên này được bố mẹ chu cấp học đại học nhưng ra trường không có việc làm phù hợp nên ở nhà, không chịu ra ngoài tìm việc. Không chịu nổi những lời cằn nhằn hàng ngày của cha mẹ, họ sẽ nói dối rằng mình sẽ thi tuyển sinh sau đại học hoặc thi công chức, rồi nhốt mình trong phòng ngủ và chơi game suốt ngày.
Cha mẹ thuyết phục con tìm việc gì đó làm, kiếm ít tiền một tháng cũng được, nhưng họ không đồng ý, chỉ muốn "toàn tâm toàn ý" chuẩn bị cho kỳ thi. Kiểu con cái này khiến cha mẹ tiêu tốn hơn mười mấy năm nuôi ăn học vô ích, sau khi con tốt nghiệp họ còn phải đối mặt với áp lực kép về tinh thần và vật chất. Không có lựa chọn, họ chỉ biết bất lực nuôi những đứa con mãi không chịu trưởng thành.
Đây là kiểu "gặm nhấm cha mẹ" vô hình nhưng tai hại nhất. Kiểu gia đình này thường là hình mẫu cho nhiều bạn bè noi theo vì nhìn về ngoài rất hạnh phúc, thành đạt, nhưng ai biết rằng con cái đang "ăn bám" cha mẹ đến tận xương tuỷ.
Chẳng hạn, hàng xóm của chị Viên (Trung Quốc) là một gia đình công nhân bình thường ở một thành phố nhỏ. Học tập trong gia đình này là con đường duy nhất để thay đổi vận mệnh của họ. Mọi nguồn lực tài chính đều tập trung hết cho con cái học đại học.
Cha mẹ những tưởng con mình ra trường sẽ kiếm được một công việc tốt để nuôi sống bản thân. Nhưng không ngờ sau khi các con lập gia đình, lập nghiệp thì lại đòi hỏi thêm rất nhiều điều từ cha mẹ.
Đứa con đầu mới ra trường, lương không đủ sống, tiền ăn, tiền thuê nhà khó khăn, phải nhận tiền trợ cấp hàng tháng của bố mẹ. Đứa con gái lớn chưa tìm được bạn đời ưng ý, cha mẹ nóng lòng nhờ người giới thiệu. Cuối cùng lấy chồng xong, họ phải giúp con mua nhà ở thành phố lớn, tiền đặt cọc mấy chục triệu nhân dân tệ, sính lễ trăm nghìn tệ.
Khi con gái họ sinh em bé, cả hai vợ chồng đều phải đi làm và không thể chăm sóc con. Cha mẹ già đến phụ giúp, các chi phí ăn uống, học phí của cháu chắt cũng do họ chi trả. Nói chung, đồng lương hưu ít ỏi của cha mẹ gánh hết chi tiêu của ba thế hệ trong gia đình.
Trong khi nhiều đứa trẻ trưởng thành, có một sự nghiệp tốt và trở thành chỗ dựa tinh thần, vật chất cho cha mẹ thì xã hội có không ít hoàn cảnh ngược lại: Con cái trưởng thành vẫn không ngừng đòi hỏi, hầu như không biết ơn cha mẹ, thậm chí coi sự hỗ trợ của cha mẹ như một lẽ tất nhiên.
Theo tiến sĩ tâm lý học Joshua Coleman (Mỹ), cha mẹ nên biết khi nào thì nói không và khi nào nên nói đồng ý với những yêu cầu được giúp đỡ của con. Bạn chỉ cần xem xét các yếu tố sau: Sự giúp đỡ của tôi sẽ giúp con trưởng thành hơn hay trở nên phụ thuộc hơn? Sự giúp đỡ nên là vô điều kiện, hay có điều kiện? Cách nhìn nhận của tôi về con có đúng và phù hợp với bối cảnh hiện tại hay không?
Hãy bình tĩnh nói với con những gì bạn sẵn sàng hoặc không sẵn sàng hỗ trợ. Ví dụ, cha mẹ nên nói: "Bố/mẹ sẵn sàng giúp đỡ con trong những điều kiện sau đây". Trong trường hợp bạn sẵn sàng để giúp đỡ con cái, hãy làm điều đó bằng tình yêu thay vì đồng ý với lời phàn nàn hay buộc tội. Tuy nhiên, nên cứng rắn và chỉ ra cho con thấy khả năng của mình.
Trong trường hợp bạn không đủ khả năng để giúp đỡ con, hãy sẵn sàng để nói "Không". Tuyệt đối đừng dốc trọn tiền tiết kiệm cho tuổi già để giúp đỡ con cái. Bạn cũng có thể nói "Không" ngay cả khi đủ khả năng hỗ trợ, nếu thái độ của con thiếu tôn trọng.
Nguồn: Sohu
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất