CK ngày 3/11: VN-Index vẫn tăng điểm nhưng yếu đà

03/11/2008 14:20 GMT+7 | Thế giới

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11 (3/11/2008), chỉ số VN-Index đóng cửa ở 348,64 điểm, tăng 1,59 điểm (tương đương tăng 0,46%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 15.606.860 đơn vị, tăng 27,64% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 432,590 tỷ đồng, tăng 29,61% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 2.225.300 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 58,93 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 17.832.160 đơn vị (tăng 22,33% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 491,520 tỷ đồng (tăng 12,99%).

Với 3 phiên tăng điểm khá ấn tượng cuối tháng 10, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có một phiên tăng điểm mở đầu tháng 11. Tuy nhiên, trong phiên giao dịch sáng nay, tâm lý thận trọng của giới đầu tư lại xuất hiện khi sàn HOSE đón nhận thêm cổ phiếu thứ 167, mã PVF.

Sáng nay, 500 triệu cổ phiếu PVF của Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu Khí (PVFC) chính thức được giao dịch trên HOSE với mức giá tham chiếu là 30.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, mã này đã giảm hết biên độ 20% ngay từ đầu phiên khi dư bán tràn ngập với khối lượng lớn. Nguyên nhân là mức giá tham chiếu quá cao so với giá bình quân trên thị trường OTC trước đó. Chính tâm lý lo ngại việc giảm giá của mã bluechip này sẽ làm ảnh hưởng đến toàn thị trường khiến nhà đầu tư cẩn trọng hơn trong quyết định của mình.

Sự thận trọng trước ảnh hưởng của mã PVF đến thị trường, nên kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index chỉ tăng nhẹ 0,68 điểm, lên 347,73 điểm (tương đương tăng 0,20%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.632.460 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 95,02 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 46 mã tăng giá, 27 mã đứng giá tham chiếu, 92 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, SJ1. Đáng chú ý, trong đó có 10 mã tăng trần và có tới 38 mã giảm sàn.

Sang đến đợt khớp lệnh liên tục, thị trường bất ngờ trùng xuống khi một loạt các mã bluechip giảm mạnh do chênh lệch cung cầu tăng mạnh. Chỉ số VN-Index nhanh chóng rơi xuống mức 343,74 điểm (giảm 3,31 điểm) chỉ sau 15 phút giao dịch khớp lệnh liên tục. Tuy nhiên, thị trường đã không chìm sâu như dự đoán của nhiều nhà đầu tư mà lại tăng mạnh trở lại nhờ những diễn biến tích cực trên thị trường châu Á sáng nay. VN-Index đạt mức cao nhất trong ngày là 351,10 điểm (tăng 4,05 điểm) vào lúc gần 10 giờ sáng. Về cuối phiên, diễn biến thị trường lại có phần trùng xuống khi nhiều nhà đầu tư bắt đầu hiện thực hóa lợi nhuận T+4.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 1,27 điểm, lên 348,32 điểm (tương đương tăng 0,37%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 13.750.130 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 382,85 tỷ đồng.

Đợt giao dịch xác định giá đóng cửa diễn ra trong thế giằng co, các lệnh mua và bán ATC liên tục thay đổi trên bảng giá khiến không ít người phải lo lắng về một phiên giảm điểm khi mà chỉ số VN-Index chỉ cách giá đóng cửa phiên trước một khoảng cách rất nhỏ. Tuy nhiên, kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index vẫn tăng nhẹ lên mức 348,64 điểm, tăng 1,59 điểm (tương đương tăng 0,46%) so với phiên trước đó.

Trong tổng số 167 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 57 mã tăng giá, 90 mã giảm giá, 20 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 15 mã tăng trần, 34 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 9 mã không còn dư bán là SSI, DPR, HRC, TPC, TRC, BBT, BMI, PPC, VHC. Trong khi ở phía đối lập, có tới 20 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Kết thúc phiên giao dịch, PVF giảm hết biên độ cho phép là 20%, tức là đã giảm 6.000 đồng, đóng cửa ở mức 24.000 đồng/cổ phiếu với tổng khối lượng giao dịch thành công là 153.460 cổ phiếu.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 cổ phiếu tăng giá, 3 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá là VIC. Đáng chú ý, trong đó có 2 mã tăng trần là FPT, PPC.

Cụ thể, FPT tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,70%), đạt 78.000 đồng. PPC tăng 1.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,93%), đạt 23.400 đồng. VNM tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,85%), đạt 81.000 đồng. VPL tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,94%), đạt 87.500 đồng. ITA tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,61%), đạt 31.800 đồng.

Còn lại, VIC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 71.500 đồng/cổ phiếu. HPG giảm 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,62%), còn 32.300 đồng. PVD giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,62%), còn 79.500 đồng. DPM giảm 1.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,83%), còn 45.200 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 4 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 25,81% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 22.000 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 200 đồng (tương đương 0,92%). Tiếp theo là các mã SSI với hơn 1,1 triệu đơn vị (7,09%), SAM với 930.230 đơn vị (5,96%), HPG với 809.530 đơn vị (5,19%), FPT với 720.560 đơn vị (4,62%). Như vậy, tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 48,66% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 3 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là BBT, TPC, BMI. Ngược lại, có 2 mã cùng giảm hết biên độ cho phép 5% là PVT, TCM xuống các mức giá tương ứng là 19.000 đồng/cổ phiếu và 9.500 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000. Ngược lại, IMP là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.500 đồng xuống còn 73.500 đồng/cổ phiếu, với 8.030 cổ phiếu được giao dịch.

Tất cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE đều giảm giá, trong đó có 3 mã giảm sàn. Cụ thể, MAFPF1 giảm 200 đồng (tương đương 4,35%), chỉ còn 4.400 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 200 đồng (tương đương 3,85%), chỉ còn 5.000 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm 200 đồng (tương đương 4,44%), chỉ còn 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. Chỉ có VFMVF1 giảm nhẹ 100 đồng (tương đương 1,06%) và đóng cửa ở mức 9.300 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 67 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.109.610 đơn vị, bằng 7,11% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, SSI được họ mua vào nhiều nhất với 292.970 đơn vị, chiếm 26,40% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như VTO (101.850 đơn vị), VNM (91.530 đơn vị), DPM (71.500 đơn vị) và HPG (64.230 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SAF (62,81%), PVD (60,74%), DHG (58,69%), DHA (49,97%) và DMC (43,55%).
 
5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Giá
+/-
%
KLGD
STB
22.000
200
0,92%
4.027.890
SSI
33.300
1.500
4,72%
1.106.570
SAM
17.800
700
4,09%
930.230
HPG
32.300
(200)
-0,62%
809.530
FPT
78.000
3.500
4,70%
720.560
 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TPC

8.400

400

5,00%

189.080

BBT

6.300

300

5,00%

36.140

BMI

18.900

900

5,00%

16.210

TDH

31.900

1.500

4,93%

270.480

PPC

23.400

1.100

4,93%

527.240

 
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
Giá
+/-
%
KLGD
PVT
19.000
(1.000)
-5,00%
382.420
TCM
9.500
(500)
-5,00%
55.800
ACL
32.500
(1.700)
-4,97%
27.290
ST8
26.800
(1.400)
-4,96%
4.030
VIP
13.400
(700)
-4,96%
143.090
 
* PVF: Ngày giao dịch đầu tiên 500 triệu cổ phiếu trên HOSE
(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm