CK ngày 31/10: VN-Index tăng mạnh

31/10/2008 12:40 GMT+7 | Thế giới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/10/2008, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 347,05 điểm, tăng 10,48 điểm (tương đương tăng 3,11%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 12.227.610 đơn vị, giảm 23,15% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 333,770 tỷ đồng, giảm 19,18% so với phiên trước.

Như vậy, nối tiếp đà tăng điểm của 2 phiên trước đó, VN-Index đã kết thúc tháng 10 bằng phiên giao dịch tăng mạnh. Tuy nhiên, tính trung sau 23 phiên giao dịch trong tháng 10, chỉ số VN-Index đã giảm 109,65 điểm (tương đương giảm 24,01%).

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 2.349.200 đơn vị, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 101,24 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 14.576.810 đơn vị (giảm 16,97% so với phiên trước), tương đương tổng giá trị giao dịch đạt 435,010 tỷ đồng (giảm 15,87%).

Mở cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 10/2008, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục diễn biến tích cực khi cổ phiếu niêm yết vẫn ồ ạt tăng giá nhờ nhiều thông tin hỗ trợ. Sau 2 phiên giao dịch vừa qua, thị trường đã sôi động trở lại với lượng giao dịch tăng đồng thời VN-Index cũng tăng điểm.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 6,65 điểm, lên 343,22 điểm (tương đương tăng 1,98%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.111.640 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 85,10 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 90 mã tăng giá, 38 mã đứng giá tham chiếu, 36 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, FPC. Đáng chú ý, trong đó có 31 mã tăng trần và 12 mã giảm sàn.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 9,21 điểm, lên 345,78 điểm (tương đương tăng 2,74%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 10.490.920 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 292,03 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 347,05 điểm, tăng 10,48 điểm (tương đương tăng 3,11%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 12.227.610 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 333,77 tỷ đồng.

Trong tổng số 166 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 117 mã tăng giá, 29 mã giảm giá, 19 mã đứng giá tham chiếu và 1 mã không có giao dịch là FPC. Trong đó, có 54 mã tăng trần và 5 mã giảm sàn là ACL, DCL, GMC, SFC, OPC. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 38 mã không còn dư bán. Ở phía đối lập, chỉ có 7 mã không còn dư mua là OPC, ACL, DCL, GMC, FPC, SDN, SFC trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá, trong đó có 8 mã tăng trần trừ DPM và PVD. Cụ thể, VPL tăng 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,94%), đạt 85.000 đồng. VNM tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,70%), đạt 78.000 đồng. FPT tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,93%), đạt 74.500 đồng. VIC tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,38%), đạt 71.500 đồng. PVD tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,56%), đạt 80.000 đồng. HPG tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,84%), đạt 32.500 đồng. ITA tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,83%), đạt 30.400 đồng. PPC tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,69%), đạt 22.300 đồng. DPM tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,08%), đạt 47.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 1,2 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 9,42% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 21.800 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 1.000 đồng (tương đương 4,81%).

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng có mức tăng 4,98% là TAC, SSC lên các mức giá tương ứng là 27.400 đồng/cổ phiếu và 23.200 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, có 2 mã cùng giảm hết biên độ cho phép 5% là ACL, GMC xuống các mức giá tương ứng là 34.200 đồng/cổ phiếu và 15.200 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 108.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 34 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, OPC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.000 đồng xuống còn 59.500 đồng/cổ phiếu, với 250 cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 3 mã tăng giá và 1 mã đứng giá. Trong đó, mã VFMVF1 tăng trần 400 đồng (tương đương 4,44%), đóng cửa ở mức 9.400 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,22%), đóng cửa ở mức 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 1,96%), đóng cửa ở mức 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ. Còn lại, PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 64 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 952.820 đơn vị, bằng 7.79% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, SSI được họ mua vào nhiều nhất với 194.110 đơn vị, chiếm 20.37% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như DPM (109.140 đơn vị), DCL (100.900 đơn vị), HPG (87.660 đơn vị) và SGT (54.750 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DCL (533,02%), TCR (151,13%), SGT (74,01%), ACL (61,52%) và PVD (48,08%).

Trong đợt giao dịch thỏa thuận, cổ phiếu có khối lượng giao dịch thành công lớn nhất là STB với 640.000 đơn vị. Tiếp theo là các mã TCR với 21.200 cổ phiếu, mã SAM với 30.000 cổ phiếu.
 

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

21.800

1.000

4,81%

1.151.500

DPM

47.000

500

1,08%

970.970

HPG

32.500

1.500

4,84%

743.880

SAM

17.100

800

4,91%

657.520

SSI

31.800

1.500

4,95%

562.020

 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

SSC

23.200

1.100

4,98%

13.510

TAC

27.400

1.300

4,98%

198.220

SSI

31.800

1.500

4,95%

562.020

VPL

85.000

4.000

4,94%

88.150

FPT

74.500

3.500

4,93%

214.790


5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

GMC

15.200

(800)

-5,00%

340

ACL

34.200

(1.800)

-5,00%

78.070

SFC

36.700

(1.900)

-4,92%

700

DCL

33.600

(1.700)

-4,82%

18.930

OPC

59.500

(3.000)

-4,80%

250


(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm