CK ngày 29/10: Giao dịch tăng mạnh, 80% cổ phiếu tăng giá trên sàn HOSE

29/10/2008 16:39 GMT+7 | Thế giới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/10/2008, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 331,62 điểm, tăng 8,82 điểm (tương đương tăng 2,73%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 20.635.120 đơn vị, tăng 25,41% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 522,265 tỷ đồng, tăng 31,76% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 2.681.400 đơn vị, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 185,06 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch (cả khớp lệnh và thỏa thuận) trong phiên sáng nay đạt 23.316.520 đơn vị, với tổng giá trị giao dịch tương ứng đạt 707,32 tỷ đồng, tăng 28,09% về khối lượng và tăng 41,79% về giá trị so với phiên trước.

Đón nhận những thông tin khởi sắc của thị trường chứng khoán toàn cầu diễn ra trước đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một phiên đảo chiều thành công và kết thúc chuỗi ngày giảm điểm liên tiếp gần đây.

Ngoài ra, những tín hiệu tích cực trong phiên giao dịch hôm qua đã cho thấy sức cầu bắt đầu tăng mạnh sau thời gian dài trượt giá của các cổ phiếu và nhiều nhà đầu tư đã cảm nhận đây là thời điểm bắt đáy thị trường.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 13,95 điểm, lên 336,75 điểm (tương đương tăng 4,32%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.775.380 đơn vị, với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 120,42 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 152 mã tăng giá, 8 mã đứng giá tham chiếu là CLC, GIL, MHC, PIT, SGH, TTC, VPL, VSG, 3 mã giảm giá là FPC, TAC, VHC (riêng BBT chỉ được giao dịch ở đợt 3). Trong đó, có 136 mã tăng trần và 1 mã giảm sàn là TAC.

Mặc dù tăng mạnh trong đợt mở cửa, nhưng thị trường lại có hiện tượng chùng xuống khi xuất hiện những lệnh đặt bán lớn trong đợt khớp lệnh liên tục. Chính lượng cung tăng mạnh đã khiến VN-Index đuối sức và đôi phần làm dấy lên tâm lý lo ngại mắc bẫy “bull-trap” khiến nhiều cổ phiếu quay đầu đi xuống. Tuy nhiên, sức cầu nội ngày hôm nay dường như đã hoàn thành tốt vai trò của mình khi giúp chỉ số VN-Index vẫn bảo toàn được màu xanh trong suốt thời gian giao dịch còn lại.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 8,66 điểm, lên 331,46 điểm (tương đương tăng 2,68%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 18.687.160 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 473,91 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index tăng 8,82 điểm, lên 331,62 điểm (tương đương tăng 2,73%).

Trong tổng số 164 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 132 mã tăng giá, 21 mã giảm giá, 11 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 87 mã tăng trần và 12 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 58 mã không còn dư bán. Trong khi ở phía đối lập, có tới 11 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 6 cổ phiếu tăng giá (trong đó có 5 mã tăng trần), 2 cổ phiếu giảm giá là VPL, ITA và 2 mã đứng giá là HPG, VIC.

Cụ thể, DPM tăng 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,23%), đạt 48.000 đồng. VNM tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,41%), đạt 71.000 đồng. PVD tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,93%), đạt 74.500 đồng. PPC tăng 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,64%), đạt 20.300 đồng. FPT tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,62%), đạt 68.000 đồng. VPL giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,27%), còn 78.500 đồng. ITA giảm 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,68%), còn 29.000 đồng.

VIC và HPG giữ nguyên mức giá tham chiếu là 71.500 đồng/cổ phiếu và 32.600 đồng/cổ phiếu.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 2,4 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 11,54% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 19.900 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 900 đồng (tương đương 4,74%). Tiếp theo là các mã SSI với hơn 1,2 triệu đơn vị (6,03%), DPM với hơn 1,2 triệu đơn vị (5,95%), HPG với gần 1,2 triệu đơn vị (5,77%), SAM với 893.820 đơn vị (4,33%).

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 4 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là VTA, SAV, HAS, PJT. Ngược lại, có 2 mã cùng có mức giảm 4,98% là LBM, LGC xuống các mức giá tương ứng là 21.000 đồng/cổ phiếu và 19.100 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.500 đồng lên mức 99.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 42 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, VPL là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.500 đồng.

Tẩt cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên sàn HOSE đều tăng trần. Cụ thể, PRUBF1 tăng 200 đồng (tương đương 4,88%) đạt 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 200 đồng (tương đương 4,88%) đạt 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 400 đồng (tương đương 4,82%) đạt 8.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,17%) đạt 5.000 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 59 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 1.416.070 đơn vị, bằng 6,86% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, DPM được họ mua vào nhiều nhất với 205.350 đơn vị, chiếm 14,50% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như VFMVF4 (195.530 đơn vị), VSH (167.650 đơn vị), BBC (130.320 đơn vị) và PVD (102.940 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là BBC (68,62%), SGH (64,68%), SGT (45,89%), VSH (41,35%), MCP (39,09%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

19.900

900

4,74%

2.380.740

SSI

28.900

1.300

4,71%

1.245.200

DPM

48.000

1.500

3,23%

1.228.150

HPG

32.600

-

0,00%

1.189.670

SAM

15.600

700

4,70%

893.820

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VTA

8.400

400

5,00%

5.720

HAS

12.600

600

5,00%

15.400

PJT

12.600

600

5,00%

39.930

SAV

12.600

600

5,00%

12.600

SSC

21.100

1.000

4,98%

17.490


5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

LGC

19.100

(1.000)

-4,98%

36.930

LBM

21.000

(1.100)

-4,98%

335.110

TAC

24.900

(1.300)

-4,96%

363.280

DPR

34.700

(1.800)

-4,93%

124.150

VNA

21.200

(1.100)

-4,93%

197.510


(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm