28/05/2013 10:00 GMT+7 | Thế giới
"Ðọ pháo" với đồng nghiệp Bắc Kinh
Xuất thân là "dân" tiếng Nga, từng giảng dạy ngoại ngữ này tại trường đại học, bà Lan có 27 năm làm việc tại Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao. Do công việc thường xuyên phải tiếp xúc với cánh nhà báo nước ngoài, bà có những nhận xét sắc sảo nhưng giản dị và thực tế: "Với phóng viên nước ngoài, nhất là từ các nước phương Tây, tôi luôn tâm niệm rằng không thể đòi hỏi họ viết hệt như ta. Nếu bài viết của họ thuận cho ta dăm bảy phần đã quý lắm rồi. Nếu ta hiểu được, chân thành với họ thì đây chính là "đội quân đặc dụng" vì tiếng nói của họ được dư luận tiếp thu dễ dàng hơn".Bà Lan đã tổ chức chuyến thực địa đầu tiên cho các phóng viên nước ngoài làm việc tại Hà Nội đến thăm Ðà Nẵng khi TP này mới được giải phóng. Các phóng viên nước ngoài đánh giá cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức về thông tin tuyên truyền của ta, đồng thời vui mừng vì là những nhà báo đầu tiên được tận mắt chứng kiến TP ngay sau ngày giải phóng. Sau chuyến thực địa, họ đã có những bài viết gây được tiếng vang trên thế giới.
Tuy nhiên, theo bà Hồ Thể Lan, tư tưởng thì như vậy nhưng điều quan trọng là người phát ngôn phải biết trình bày rõ quan điểm. Có như vậy, bài phát ngôn mới uyển chuyển, không bị khô cứng.
Hoàn cảnh "trớ trêu" Thành công trong sự nghiệp của bà Hồ Thể Lan phần lớn nhờ vào sự tâm đầu ý hợp cũng như luôn chia sẻ công việc của người chồng mà bà hết mực yêu thương, quý trọng: Nhà ngoại giao Vũ Khoan. Bà Lan cho rằng khi làm việc dưới quyền chồng ở Bộ Ngoại giao, bà lâm vào hoàn cảnh "trớ trêu". Khi đó, ông là lãnh đạo bộ phụ trách báo chí, còn bà làm vụ trưởng Vụ Báo chí. Theo bà Lan, cảnh "chồng cày vợ cấy" ấy cũng có cái lợi là về nhà vẫn có thể trao đổi, xin ý kiến chồng, tuy ông không bao giờ châm chước, xuê xoa. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan từng nói vui rằng trong đời mình, ông gặp nhiều "dấu phẩy", có khi đưa ông sang bước ngoặt mới. "Dấu phẩy" đầu tiên là trở thành nhà ngoại giao do được phân công, trong khi ông luôn mong muốn trở thành một kiến trúc sư. "Dấu phẩy" thứ hai liên quan đến bà Lan. Khi ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Thương mại, bà bảo: "Ông đi chợ cho gia đình còn chả biết mà giờ lại đi chợ cho cả nước thì chết à?". Ông nhớ mãi câu nói của vợ và luôn tâm niệm phải làm sao tránh cho người dân khỏi cảnh đói khổ, thiếu thốn… |
Theo Bích Diệp
Người Lao động
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất