Chuyện buồn từ dưỡng lão đến hậu sự của nghệ sĩ già neo đơn

06/06/2019 14:38 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Mấy chục năm nay, TP.HCM nổi tiếng là nơi duy nhất có Ban Ái hữu và Viện Dưỡng lão nghệ sĩ lẫn Chùa Nghệ sĩ dành cho nghệ sĩ sân khấu nghèo, hoặc  neo đơn không nơi nương tựa. Truyền thống ấy từng được duy trì trong sự cố gắng của nghệ sĩ, khán giả  và các Mạnh Thường Quân…

Dàn nghệ sĩ Đà Nẵng tham gia đêm nhạc gây quỹ từ thiện 'Ấm áp tình người'

Dàn nghệ sĩ Đà Nẵng tham gia đêm nhạc gây quỹ từ thiện 'Ấm áp tình người'

Sáng 2/6, Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ em TP Đà Nẵng

phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao Đà Nẵng cùng các đơn vị liên quan tổ chức buổi họp báo thông tin về Chương trình ca nhạc gây quỹ từ thiện “Ấm áp tình người”. Chương trình nhằm mục đích gây quỹ từ thiện giúp đỡ các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn dự kiến sẽ quy tụ dàn nghệ sĩ nổi tiếng ở Đà Nẵng.

Nhưng bây giờ, với những phát sinh mới, câu chuyện đang cần được giải quyết theo hướng khác

Chuyện người sống…

Viện Dưỡng lão nghệ sĩ tọa lạc trên một mảnh đất tại quận 8, nhưng kỳ thực chỉ nuôi được trên dưới 20 nghệ sĩ già neo đơn. Bởi tòa nhà được xây với diện tích rất khiêm tốn, chỉ có hơn 20 phòng nhỏ, mỗi nghệ sĩ một phòng. Nếu có người “ra đi” thì mới trống chỗ mà duyệt cho người khác vào. Nay tòa nhà xuống cấp trầm trọng, cả tầng lầu đều không sử dụng được, nghệ sĩ chỉ còn lại 13 người (vì đã qua đời một số) đùm đậu nhau ở tầng trệt.

Hội Sân khấu TP.HCM nhiều lần muốn sửa chữa lại và xây thêm phòng, nhưng vì kẹt thủ tục địa chính nên không thực hiện được. Đơn giản, đây là mảnh đất của Nhà nước, được cho mượn từ thời NSND Phùng Há còn sống. Hội Sân khấu cũng như Ban Ái hữu đều không được đứng tên, không được cấp sổ đỏ, nên đành… bó tay không thể làm gì.

Chú thích ảnh
Nghệ sĩ Ngọc Đáng, 92 tuổi,  tại Viện dưỡng lão TP HCM (ảnh: H.K)

Và, không có kinh phí Nhà nước, Viện Dưỡng lão vẫn chỉ trông vào nguồn tiền ủng hộ. Như lời, đạo diễn Hồng Dung, Phó Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, (đang chính thức phụ trách Viện Dưỡng lão), những năm trước, sân khấu còn hoạt động mạnh, nghệ sĩ ủng hộ nhiều. Bây giờ, sân khấu co cụm, tài trợ kém đi, nhiều tháng anh em trong ngành vẫn phải chạy vạy để xoay sở.

“Có nhiều đoàn đến thăm vào dịp lễ tết, nhưng họ thường thích bỏ tiền bao thư cho riêng nghệ sĩ. Chúng tôi tôn trọng, để cho nghệ sĩ xài riêng, chứ không hề sung công quỹ. Còn thỉnh thoảng vào dịp Tết, Nhà nước cho vài trăm triệu, hoặc các Mạnh Thường Quân hỗ trợ số tiền khá lớn, chúng tôi lại để dành lo cho nghệ sĩ khi bệnh nặng hoặc qua đời” - đạo diễn Hồng Dung nói - “Con nhà nghèo nên biết thủ thân, bỏ ống heo tiết kiệm để cầm cự lâu dài.

Hiện tại, những nghệ sĩ nghèo hoặc già neo đơn không được duyệt vào Viện dưỡng lão, (hoặc không muốn vào) được Ban Ái hữu hỗ trợ hằng tháng với 200.000 đồng và 10kg gạo. Hiện Ban Ái hữu đang lo cho 50 nghệ sĩ như thế, cũng là một gánh nặng không nhỏ. Danh sách các Mạnh Thường Quân và số tiền ủng hộ được cập nhật hằng tuần trên tờ báo Sân khấu. 

Chú thích ảnh
Nghệ sĩ Lệ Thắm-Kiều Thu-Thiên Kim tại Viện dưỡng lão (ảnh: H.K)

… đến chuyện hậu sự

Bất cứ nghệ sĩ nào qua đời, thuộc dạng khó khăn hoặc neo đơn, thì được quàn tại Ban Ái hữu hoặc Viện Dưỡng lão. Nhưng đã từng xảy ra những vấn đề không hay tại đây, khi đông đảo nghệ sĩ và khán giả đến viếng, gây ồn ào trong khu dân cư. Thậm chí, tại đám tang một nghệ sĩ nổi tiếng, đám xã hội đen đã tới đây lấy tiền phúng viếng với lý do người trong nhà đang mắc nợ họ. Chỉ đủ tiền thuê một bảo vệ, Viện dưỡng lão không thể giữ trật tự nổi khi ấy... 

Thưc tế, Ban Ái hữu đã đề nghị ngưng việc quàn tại đây, mà đề nghị đem lên Chùa Nghệ sĩ tại quận Gò Vấp với nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Vậy nhưng, nhiều nghệ sĩ lại kêu là điểm này quá xa, không có điều kiện đi lại, phúng viếng. Hội Sân khấu đang họp bàn kêu gọi xây dựng một Nhà Tang lễ đặt tại Viện dưỡng lão, nhưng chuyện này xem ra khó do mắc các thủ tục về địa chính.

Như lời người trong nghề, thật sự, câu chuyện này đã đến lúc cần được giải quyết theo một hướng hiện đại và rộng mở hơn, thay vì cục bộ gói gọn trong phạm vi  ngành sân khấu.  

Thực tế, vài năm trước,  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có đề nghị hãy bàn giao Viện dưỡng lão cho Sở. Với tư cách pháp nhân, đơn vị này sẽ xây sửa khang trang công trình nhưng thay đổi một chút về chức năng - nghĩa là nuôi dưỡng nghệ sĩ già của tất cả các ngành nghệ thuật chứ không chỉ nuôi riêng nghệ sĩ ngành sân khấu. Như vậy nguồn tài trợ sẽ rộng lớn hơn, huy động được nghệ sĩ và Mạnh Thường Quân của tất cả các bộ môn, đồng thời dễ tổ chức các hoạt động trên quy mô lớn.

Dù vậy, các nghệ sĩ sân khấu đã phản đối, ký cả đơn kiến nghị gởi lên Hội, cho rằng họ đã quen “yên bình” như thế, không muốn đông đúc, nhiều thành phần. Thế là vụ việc chìm xuống.

Bây giờ, khi cơ sở vật chất của Viện Dưỡng lão đã xuống cấp trầm trọng, bài toán ấy lại được nhắc tới, với lời chia sẻ thật lòng từ nhiều người rằng các nghệ sĩ cũng nên dẹp bớt cái tôi của mình. Bởi, nghệ sĩ ngành nào cũng là nghệ sĩ, nên chia sẻ với nhau thì mới có hạnh phúc cuối đời. Đồng thời, khi họ qua đời, việc đưa nghệ sĩ về Chùa Nghệ sĩ, cũng như tổ chức hỏa táng thay vì chôn, cũng là một lựa chọn phù hợp với hiện tại. 

Liệu những ý tưởng ấy có thành hiện thực?

Hoàng Kim

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm