Chúng ta đang tự giết mình khi uống café vào 4 thời điểm này!

16/10/2017 15:10 GMT+7 | Giải trí của GCO

(Thethaovanhoa.vn) - Chất cafein trong café giữ cho ta tỉnh táo để làm việc hiệu quả hơn, hương vị ngọt ngào quyến rũ khiến ta khó lòng cưỡng lại.

1. Café vào sáng sớm

Rất nhiều người có thói quen nhâm nhi một ly café vào thời điểm sáng sớm khi vừa thức dậy để giữ tinh thần tỉnh táo hơn. Sự thực là, 2 tiếng sau khi thức dậy là thời điểm con người khỏe khoắn nhất nhờ cơ thể tự tiết ra loại hormone Cortisol. Và bạn hoàn toàn không cần thêm café để tỉnh táo.

Buổi gần trưa hoặc đầu giờ chiều mới là thời điểm cơ thể mệt mỏi, cần sự hỗ trợ của cafein. Thêm một ly café lúc này chính là tự giết chết chính mình, bởi uống quá nhiều café sẽ tạo nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

Chú thích ảnh
Ảnh: Internet

Trừ khi bạn chắc chắn mình sẽ tỉnh táo cả ngày và không dùng thêm 1 ly café nào nữa, thì hãy uống café vào sáng sớm.

2. Café vào lúc đang lo lắng

Tất cả những gì bạn cần khi đang lo lắng và mệt mỏi là một giấc ngủ dài để giải tỏa stress, giảm căng thẳng. Nếu đang quan niệm café trong lúc lo lắng sẽ giúp bạn tỉnh táo để giải quyết vấn đề thì bạn đã lầm.

Cafein trong café thực ra có tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, ức chế hệ thần kinh sinh ra chất Cortisol làm tỉnh táo. Bởi vậy, khi uống café, tâm trạng bạn chỉ có thể căng thẳng hơn, tồi tệ hơn mà thôi. Tệ hơn, lúc này bạn có muốn ngủ cũng chẳng được nữa.

3. Café vào lúc đói

Dù là café sữa, uống café vào lúc đói và dạ dày rỗng cũng có thể khiến lượng axit trong dạ dày tăng cao, dẫn đến tình trạng đầy hơi, ruột kích thích, thậm chí viêm ruột, viêm dạ dày…

Chú thích ảnh
Ảnh: Internet

Ngoài ra, khi đói, uống café sẽ làm lượng cortisol tăng cao hơn tới 50%, khiến bạn có cảm giác bồn chồn, nhịp tim tăng, khó thở, ảnh hưởng  tiêu cực đến huyết áp. Nếu tính trạng này kéo dài, khả năng bạn mắc các bệnh về huyết áp là 80%.

4. Uống café ở nhiệt độ cao

Các nhà khoa học đã chứng minh, uống café nóng hơn 65 độ C có khả năng dẫn đến ung thư dạ dày và một số chứng bệnh đương tiêu hóa. Càng uống nhiều café ở nhiệt độ cao, lượng cortisol càng tăng cao, có khả năng dẫn đến chứng lo lắng, mất ngủ và bất an, gây các bệnh tâm lý.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy, café làm nặng thêm tình trạng bệnh ở người bị trầm cảm, khiến họ có cảm giác mệt mỏi, bồn chồn và nảy sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực.

Café có thể tạo cảm giác thư giãn, tỉnh táo cho người sử dụng, thậm chí tăng cường quá trình hấp thu dinh dưỡng và trao đổi chất, nhưng đó là khi bạn sử dụng đúng cách và đúng thời điểm. Đừng tự giết mình bằng những thói quen uống café kể trên nhé!

Thùy Dung

Tags:
Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm