Thông tin 12 trường đại học, cao đẳng phải đăng ký di dời sớm ra ngoại thành đang khiến nhiều người hoang mang. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề này.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga trả lời báo chí (Ảnh Internet)
* Thưa ông, hiện dư luận đang rất quan tâm đến việc nhiều trường đại học sẽ phải di dời ra ngoại thành, tuy nhiên các trường lại chưa có thông tin chính thức từ Bộ. Ông có thể cho biết rõ hơn vấn đề này?
Đây là chủ trương của Chính phủ được đưa ra trong một cuộc họp với các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài Chính, Bộ Xây dựng.. vào cuối năm 2010. Chính phủ chỉ đạo các Bộ trên cơ sở của ngành mình xây dựng các tiêu chí cho việc di dời.
Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao việc xây dựng các tiêu chí mang tính chuyên ngành như số lượng sinh viên, diện tích trường, lịch sử phát triển… Các tiêu chí này Bộ vẫn đang trong quá trình xây dựng và dự kiến sẽ hoàn thiện trong tháng 3 tới.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đã có văn bản yêu cầu các trường phải đăng ký di dời từ tháng 2 đến tháng 8/2011.
* Tiêu chí chưa xây dựng xong nhưng đã có danh sách 12 trường phải di dời sớm, thưa ông?
Danh sách này không phải Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra mà do thành phố Hà Nội đề xuất dựa trên các tiêu chí của họ. Tuy nhiên, sau khi các đơn vị đưa ra tiêu chí riêng, chắc chắn sẽ phải có một cuộc họp để tập hợp, thống nhất lại, sau đó mới tính đến chuyện trường nào di dời, trường nào ở lại, trường nào đi trước, trường nào đi sau.
Với một số trường cũng phải tính đến yếu tố lịch sử, có những trường đã phát triển cả trăm năm như Đại học Dược, Khoa Hóa học của Đại học Quốc gia Hà Nội trên phố Lê Thánh Tông, hoặc các trường mà hoạt động của trường gắn liền với các yếu tố khác như trường y thì cần phải có bệnh viện để sinh viên thực tập…
Mặc dù chưa có quyết định chính thức về việc trường nào phải di dời, di dời đi đâu, diện tích bao nhiêu, vì điều này còn phải bàn kỹ, nhưng tôi cho rằng các trường nên chủ động đăng ký nếu thấy diện tích của mình quá chật hẹp. Lãnh đạo trường phải hết sức nhạy bén, biết nhìn xa trông rộng, nghĩ đến sự phát triển của trường trong tương lai lâu dài, không chỉ vài chục mà vài trăm năm nữa.
Càng đăng ký sớm thì càng có cơ hội nhận được phần đất đẹp hơn, đỡ phải đi xa hơn. Chúng ta muốn vươn tới đẳng cấp khu vực và quốc tế thì cơ sở vật chất trường lớp phải được cải tạo. Di dời không chỉ vì để giảm tải cho nội thành mà còn vì chính sự phát triển của các trường.
* Việc di dời là hợp lý, tuy nhiên, để di dời được lại không đơn giản. Đại học Quốc gia Hà Nội với dự án chuyển ra ngoại thành đã 10 năm nay vẫn dẫm chân tại chỗ. Theo ông, đâu là cách để khắc phục?
Dự án của Đại học Quốc gia Hà Nội đúng là một bài học kinh nghiệm nhãn tiền. Không chỉ ở Hà Nội, ngay cả Đại học Đà Nẵng được cấp 300ha nhưng mãi vẫn chưa giải phóng được mặt bằng. Giải phóng mặt bằng là vấn đề mấu chốt. Có mặt bằng, đất sạch rồi, lại phải tiến hành xây dựng luôn mới tránh được tình trạng xâm lấn. Nhưng để làm ngay đòi hỏi phải có vốn, nghĩa là phải có sự hỗ trợ. Nếu chỉ giao đất và để các trường tự giải phóng mặt bằng thì việc xây dựng là bất khả thi.
* Vị trí các trường hiện nay đều khá đẹp, ở mặt tiền với diện tích rộng. Vì thế, hầu hết các trường muốn sau khi di dời vẫn giữ chỗ cũ làm một cơ sở của mình. Liệu điều này có thể thực hiện được không, thưa ông?
Đúng là hầu hết các trường đều có nguyện vọng này. Tuy nhiên, trước hết phải khẳng định điều này ngoài thẩm quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà tùy thuộc thành phố Hà Nội quyết định.
Hơn nữa, muốn di dời ra ngoài thì cần phải có kinh phí để xây dựng. Trường vừa muốn xin kinh phí xây dựng trụ sở mới, vừa muốn giữ lại trụ sở cũ thì e vấn đề đầu tư sẽ gặp khó khăn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối 23/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão (tên quốc tế là COMAY), trở thành cơn bão số 4 trên Biển Đông.
Sự xuất hiện ngày càng rõ nét của thế hệ người viết trẻ trong đời sống văn học thiếu nhi hiện nay đang thể hiện ở nhiều khía cạnh. Họ không chỉ mang đến sự tươi mới trong hình thức và nội dung sáng tác, mà còn góp phần tạo nên sự “chuyển giao thế hệ” cần thiết, mở ra một diện mạo mới cho dòng văn học dành cho tuổi thơ.
Tại Trung Quốc, nhà cung cấp dịch vụ khí tượng Beijing MojiFengYun Technology Co Ltd (MojiWeather) ở nước này đã tiến hành nâng cấp dịch vụ khí tượng để giúp nâng cao độ chính xác dự báo toàn cầu bằng cách sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Dự án xây dựng Rạp xiếc và biểu diễn đa năng Phú Thọ (TP. Hồ Chí Minh) với tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng đã đạt gần 99% khối lượng. Hiện nhà thầu đang triển khai khâu hoàn thiện để khánh thành dự án vào ngày 19/8.
Cuối mùa hè năm 2025, người hâm mộ K-pop sẽ được chứng kiến một đêm nhạc tầm cỡ quốc tế được dàn dựng ngay trên sân khấu Việt Nam, mang tên The K-Showtime 2025. Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 30/08/2025 tại Vạn Phúc City (375 Quốc lộ 13, TP.HCM).
Ngày 23/7, lực lượng cứu hộ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm 2 nạn nhân còn mất tích trong vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long ngày 19/7. Công an tỉnh Quảng Ninh đã huy động 28 tổ tàu, xuồng tìm kiếm liên tục.
Sáng 23/7/2025, giờ địa phương (chiều tối cùng ngày, giờ Hà Nội), ngay sau lễ đón tại Trụ sở Quốc hội ở thủ đô Dakar, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Senegal Malick Ndiaye.
Bàn thắng duy nhất của Saka giúp Arsenal đánh bại Milan trong trận cầu mà họ áp đảo hoàn toàn. Nhưng trên chấm luân lưu, theo quy định của giải giao hữu tại Singapore, Pháo thủ thua 5-6.
Chủ công Hoàng Hồng Hạnh góp công lớn giúp U23 Hóa Chất Đức Giang vượt qua U23 Thái Nguyên để lọt vào chung kết giải bóng chuyền nữ U23 quốc gia. Tuy nhiên sau khi ghi điểm quyết định, VĐV 22 tuổi này đã chấn thương.
Mùa Hè 2025 đang chứng kiến một Liverpool bùng nổ trên thị trường chuyển nhượng, với tổng chi phí gần 300 triệu bảng cho các bản hợp đồng mới, bao gồm thương vụ bom tấn Hugo Ekitike từ Eintracht Frankfurt trị giá 79 triệu bảng.
Không áp đảo của Dương Quốc Hoàng, song Lường Đức Thiện đã mang lại những cảm xúc đặc biệt với màn ngược dòng trước Denis Grab để ghi tên mình vào vòng 64 của World Pool Championship 2025.
Cơ thủ số một Việt Nam Dương Quốc Hoàng (Hoàng Sao) đã tạo nên một kỳ tích vang dội tại World Pool Championship 2025 khi đánh bại Daniel Maciol với tỷ số áp đảo 9-1, chính thức ghi danh vào vòng loại trực tiếp.
Tiền đạo Quốc Việt đang trải qua một vòng bảng đầy thử thách tại Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2025. Được xem là một trong những gương mặt kỳ cựu nhất trong đội hình U23 Việt Nam, với ba lần dự giải liên tiếp kể từ năm 2022, nhưng Quốc Việt vẫn chưa có duyên ghi bàn.