26/07/2023 07:46 GMT+7 | Văn hoá
Đó là 2 từ tiếng Anh cùng gốc chứ sao! Tuy nhiên, gần đây, giới trẻ đang sử dụng khá phổ biến với tư cách là một "từ đặc biệt", xuất phát trước hết từ dòng Gen Z chịu chơi, "sành điệu".
"Flex" là một động từ, có nguồn gốc từ tiếng Latin "flectere", có nghĩa là "uốn cong, co duỗi, gãy gập". Nó bắt đầu được sử dụng trong tiếng Anh vào thế kỷ 14 để chỉ việc uốn cong một vật thể nào đó. Rộng hơn, "flex" còn có nghĩa là "điều chỉnh phù hợp, điều chỉnh linh hoạt".
Vào thế kỷ 17, từ "flex" phái sinh nét nghĩa, chỉ việc "uốn cong cơ bắp" (như các nghệ sĩ xiếc uốn dẻo trên sân khấu). Vào những năm 1990, "flex" bắt đầu được sử dụng trong văn hóa hip-hop để chỉ việc khoe khoang thành tích. Tổ hợp "flex your muscle" có nghĩa là thể hiện năng lực của mình, gây áp lực với đối phương. Đây được cho là tiền thân của "flex" được sử dụng để khoe khoang, tự quảng bá bản thân. Sau đó "flex" phát triển nghĩa tới mức hơi "quá khích", được dùng như là cách để đe dọa thể diện người khác.
Hiện nay, từ "flex" được sử dụng rộng rãi trong văn hóa đại chúng, nói về việc khoe khoang về bất cứ điều gì mà ai đó tự hào về mình.
"Flex" trong thế giới nhạc rap ở Mỹ vào năm 2010 đã nổi lên như một hiện tượng được rất nhiều các rapper sử dụng trong các ca khúc của họ. Người đầu tiên sử dụng flex trong ca khúc sáng tác là Ice Cube. Sau đó, "flex" đã vượt ra ngoài khuôn khổ nhạc rap, tràn ra các cách thức ứng xử cộng đồng khác.
Tuy nhiên, nếu từ "flex" này chỉ đơn giản có nghĩa "khoe khoang" như vừa nói ở trên thì không có gì để chúng ta bàn luận quá nhiều. Chắc chắn "flex, flexing" còn được "cấp" một nghĩa "độc đáo" khác, nên mới làm cho giới trẻ sử dụng hào hứng đến vậy.
Cũng bởi, "flex" đã được giới trẻ sử dụng như một từ lóng, dùng để chỉ "hành động khoe khoang quá mức khiến cho người khác cảm thấy phiền phức và khó chịu".
Cũng bởi, không phải ai cũng thích nghe những người "flex khoe khoang" những gì mà họ đang sở hữu. Vậy nên, có những nhóm đã sử dụng phát ngôn "No flex zone" (Vùng không flex - Nói không với flex). Thậm chí, nhiều lúc nhiều nơi, tất cả mọi hành động mang tính chất khoe của, khoe khoang quá thành "lố", đều bị cấm sử dụng.
Ta có thể bắt gặp những nội dung có liên quan tới flex, flexing xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, các hành động như khoe nhà lầu, xe hơi, khoe quần áo hàng hiệu, khoe cuộc sống sang chảnh, "khoe hàng" nữa…
Chính nhờ mạng xã hội mà "văn hóa flex" được phát triển và tạo ra vô số các hot trend, không chỉ dừng lại ở việc khoe khoang vật chất, của cải cá nhân, mà còn xuất hiện cả trend "famous relative check" (khoe người thân, khoe bà con nổi tiếng).
Ngoài ra, những meme (ảnh chế) cũng dần được cộng đồng mạng sử dụng có tên là "weird flex but OK". Tổ hợp này có nghĩa là "Khoe cái này nghe hơi kỳ, nhưng thôi cũng được". Phát ngôn ấy cũng có hàm ý "Cái đó thực ra không đáng để khoe (mà cũng khoe)".
"Trend flex" không chỉ dừng lại ở vài mạng xã hội quen thuộc, mà gần đây nó đã lan cả sang nền tảng mạng TikTok, với những chủ đề tạo xu hướng như Rich boy check (khoe trai giàu), hoặc Rich girl check (khoe gái giàu). Có thể thấy "văn hóa flex" đang xâm nhập rộng rãi trong cộng đồng xã hội chung, chứ không chỉ nằm trong phạm vi giới trẻ "dòng 2K", hoặc "Gen Z".
Đầu tiên là chuyện "uốn cong"
Sau thành "khoe mẽ, khoe mông, khoe tiền".
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất