Chủ tịch Hội CĐV bóng đá Việt Nam Trần Hữu Nghĩa: 'Hãy thổi ngọn lửa tình yêu bóng đá cho khán giả'

26/04/2017 18:20 GMT+7 | V-League

(Thethaovanhoa.vn) - Ông Trần Hữu Nghĩa cho rằng sứ mệnh của BTC giải cũng như bản thân các đội bóng là phải truyền được ngọn lửa tình yêu cho khán giả.

“Bóng đá chứ không phải showbiz”

Dưới góc độ là một khán giả lâu năm, ông Nghĩa cũng khá bất ngờ với một số hiện tượng lạ. “Một sân vận động nổi tiếng là “chảo lửa” như Vinh song lượng khán giả đến đây càng ngày càng thấp, trong khi đá ở sân khách tại Hà Nội, TP.HCM hay Bình Dương thì lượng cổ động viên xứ Nghệ lại rất đông. Chuyện này có thể lý giải cho việc SLNA đá không ổn định. Tuy nhiên, đó không hẳn là nguyên nhân chính mà vấn đề này, BTC giải cần tìm hiểu.

Ngoài ra, một số sân khác ở Bình Dương, Long An hay Hà Nội cũng đìu hiu. Sân Thống Nhất của Sài Gòn và TP.HCM thì tôi có cảm giác khán giả chưa có xem hai đội bóng này là đội nhà, nên họ đến không nhiều".

CĐV SLNA biến Thống Nhất thành chảo lửa cho riêng mình

CĐV SLNA biến Thống Nhất thành chảo lửa cho riêng mình

Đội bóng xứ Nghệ có thể không có thành tích tốt trên bảng tổng sắp nhưng chắc chắn họ đang sở hữu những CĐV tuyệt vời nhất đất nước.


Theo ông Nghĩa, có nhiều lý do để giải thích cho hiện tượng trên. Song, vấn đề cốt lõi là khán giả không có cảm giác đến sân để coi đó là một ngày hội cho dù một vài đội bóng đã lôi kéo bằng cách thuê ca sĩ đến biểu diễn. “Có thể do thành tích thi đấu, kỳ vọng đặt vào đội bóng chưa được thỏa mãn, hay do trọng tài yếu kém, nạn bạo lực và cũng có thể là do người dân có nhiều lựa chọn giải trí vào cuối tuần. Tuy nhiên, chừng đó chưa đủ để dẫn đến việc khán giả ít đến sân mà quan trọng, đó là do công tác tổ chức chưa hiệu quả.

Đừng nghĩ khán giả đến sân chỉ để rút thăm trúng thưởng hay để coi các ngôi sao ca nhạc hát. Tôi trực tiếp chứng kiến nhiều trận khán giả đến đông để xem ca sĩ hát rồi họ đi về. Bóng đá không phải như vậy mà khán giả đến sân để xem hai đội thi đấu chứ không phải để xem ca sĩ này, ca sĩ nọ”, ông Nghĩa chia sẻ.

Khán giả không tin thì vứt!

Ông Nghĩa hồi tưởng: “Trước đây, đến với bóng đá, cầu thủ ăn gạo tiêu chuẩn, tranh thủ đi đá thêm để mua thêm ít gạo cho gia đình, mua ít mỡ thịt về cải thiện bữa ăn. Khán giả mua vé chợ đen có giá trị hơn nửa tháng lương nhưng người ta vẫn nhịn đói để mua vé đến sân. Bây giờ, mỗi người chỉ bỏ ra một ít trong số tiền thu nhập của mình nhưng tại sao khán giả lại không hào hứng mua vé vào sân”.

Xu hướng của khán giả V-League: Chờ đợi sự cống hiến

Xu hướng của khán giả V-League: Chờ đợi sự cống hiến

Sau 3 mùa giải liên tiếp từ năm 2006 đến năm 2008, lượng khán giả trung bình đến sân không vượt quá 10.000 người, V-League 2009 chứng kiến sự nhảy vọt của người hâm mộ với trung bình 10.387 người/trận.


Theo ông Nghĩa, điều mong mỏi lớn nhất của khán giả là được chứng kiến những điều tích cực, cái hay, cái lạ của bóng đá chứ không phải là đầy rẫy những tiêu cực. "Bây giờ, không cần coi tivi, cứ nghe đá xấu là biết ông cầu thủ đó, trọng tài mà thổi sai là biết ông đó. Bóng đá mà như thế còn gì là bóng đá nữa. Ai đời lại bỏ công, bỏ tiền đi xem tiêu cực bao giờ”, ông Nghĩa chia sẻ thêm.

Ông Nghĩa cũng cho rằng, BTC giải cũng cần tự vấn khi tại sao một số Hội CĐV lại tổ chức tốt trong khi công tác thu hút khán giả của BTC lại bị đặt nhiều dấu hỏi. “BTC và các đội bóng phải tìm cách lôi kéo khán giả như truyền vào họ một tình yêu. Làm sao để những người chưa biết đến bóng đá, họ cảm thấy lạ, thấy tin tưởng  rồi đến với bóng đá. Tuần này đến, họ cảm thấy thích thú rồi tuần sau, tuần sau nữa họ tới. Lúc đó, tình yêu bóng đá ngấm vào họ và họ trở thành tín đồ túc cầu giáo chứ không phải anh mở cửa tự do cho người ta đến một hai bữa để xả stress rồi người ta đi luôn”.

Trần Khánh
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm