17/07/2023 08:11 GMT+7 | Văn hoá
Sáng 16/7 tại Hội Nhà văn TP.HCM đã diễn ra buổi giao lưu Gặp gỡ Văn chươg Việt - Hàn, với sự tham gia của nữ nhà văn Pyun Hye-young (Hàn Quốc) và nhà thơ Lê Thiếu Nhơn, nhà văn Bùi Tiểu Quyên. Trong các vấn đề được gợi mở, thu hút nhất vẫn là câu chuyện quảng bá văn học ra nước ngoài.
Trong khoảng 20 năm qua, Hàn Quốc là quốc gia đi đầu trong việc giới thiệu văn học ra thế giới, về chiến lược bài bản, linh hoạt và kiên trì.
Pyun Hye Young sinh năm 1972, thạc sĩ văn học, hiện là giảng viên khóa sáng tác văn nghệ tại Đại học Myongji. 2 tác phẩm của cô đã dịch và xuất bản ở Việt Nam là Tro tàn sắc đỏ và Hố đen sâu thẳm. Sau đại dịch Covid-19, "Tro tàn sắc đỏ" được tái bản tại Hàn Quốc và độc giả đã có cái nhìn khác về tác phẩm, không còn xem đây đơn thuần là hư cấu của nhà văn.
Pyun Hye Young nói rằng bản thân mình đã lấy cảm hứng từ những trận đại dịch xảy ra ở phương Tây trong quá khứ.
Đây cũng là một cách thể hiện ý thức hướng ra thế giới của các nhà văn Hàn trong thời hiện đại. Đó không chỉ là cách lựa chọn chủ đề, mà còn là bút pháp, kỹ thuật sáng tác.
Trong Tro tàn sắc đỏ, nhân vật không nêu tên, được cử đến nước C. Danh tính, địa lý bị làm mờ nhòe, khiến tính địa phương của tác phẩm giảm bớt, cơ hội tìm được sự đồng điệu với nhiều nước trên thế giới cao hơn.
Nếu Việt Nam vẫn còn lay hoay trong việc tìm cách giới thiệu tác phẩm ra quốc tế, thì văn học Hàn Quốc nói riêng, cũng như văn nghệ Hàn nói chung, đã tìm được chỗ đứng nhất định trên trường quốc tế.
Bản thân Pyun Hye Young cũng khẳng định đây không phải là câu chuyện tự phát của mỗi cá nhân, mà phải được sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức, huy động nhân lực của các bộ máy và có chiến lược cụ thể. Tuy văn học Việt Nam có được dịch sang tiếng Hàn, nhưng vẫn chưa đủ sức tạo thành vệt văn chương như cách mà các tác phẩm Hàn Quốc đã xuất bản ở Việt Nam.
Tiểu thuyết Hố đen sâu thẳm được xuất bản ở Việt Nam với sự hỗ trợ của Viện Dịch thuật Văn học Hàn Quốc (LTI Korea). Có thể thấy, các viện, trung tâm, tổ chức văn hóa nghệ thuật có vai trò quan trọng thúc đẩy giới thiệu văn học nghệ thuật trong nước ra thế giới.
Tại buổi giao lưu, không thiếu những độc giả trẻ đến tham dự. Văn học Hàn Quốc ở Việt Nam chí ít đã tạo được một cộng đồng (chưa xét lớn nhỏ) độc giả. Chính bạn đọc mới là những người thể hiện được sức sống của một tác phẩm, dẫu nó đến từ một quốc gia khác.
Chưa bàn sâu vào giá trị từng tác phẩm, nhưng việc hiện tại ở nước ngoài đã có những buổi giao lưu với sinh viên, với văn giới đã cho thấy một sự thành công nhất định của những nhà văn giống như Pyun Hye Young. Đây cũng là một chiến lược có tính vĩ mô của Hàn Quốc.
Trong câu chuyện quảng bá văn học ra thế giới, Pyun Hye Young, Bùi Tiểu Quyên, Lê Thiếu Nhơn và nhiều độc giả cùng đồng ý rằng rất cần thêm những buổi giao lưu như thế này, nơi có thể kết nối tác giả với dịch giả, tác giả với độc giả...
Do đó, có thể thấy việc vượt qua được rào cản ngôn ngữ mới chỉ là bước đầu trên con đường rất dài để tìm kiếm một chỗ đứng cho tác phẩm văn học dịch ở nước ngoài.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất