Bóng đá hậu Covid-19: Thời kì khổ hạnh của bóng đá châu Âu

03/06/2020 07:39 GMT+7 | Champions League

(Thethaovanhoa.vn) - Nếu tỉ phú Mohammed bin Salman mua được Newcastle với mức giá 300 triệu bảng thì đó sẽ là thương vụ bóng đá lớn nhất trong mùa Hè này, giữa những ngổn ngang và lo toan về dòng tài chính bị tác động bởi dịch Covid-19.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay, 3/6. Lịch thi đấu vòng loại U19 quốc gia. Lịch thi đấu Futsal quốc gia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay, 3/6. Lịch thi đấu vòng loại U19 quốc gia. Lịch thi đấu Futsal quốc gia

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Lịch thi đấu bóng đá U19 quốc gia. Lịch thi đấu futsal vô địch quốc gia. Lịch thi đấu bóng đá hạng nhì Đức vòng 27. Lịch thi đấu bóng đá Bồ Đào Nha vòng 25. Lịch thi đấu bóng đá CH Czech vòng 29. Lịch bóng đá ngày 3/6, rạng sáng 4/6.

Ai sẽ là người cầu nguyện để cho thương vụ mua bán đấy thành công? Có vẻ như không phải là Chủ tịch Mike Ashley của đội bóng xứ sở sương mù, mà người đó đến từ bán đảo Iberia, cụ thể là xứ Catalunya, ông Josep Bartomeu, chủ tịch CLB Barcelona. Ngược đời ư? Không đâu, vì bản hợp đồng thế kỉ ấy được hoàn tất sẽ trở thành quân domino đầu tiên đổ xuống để khơi thông thị trường chuyển nhượng đang bị đóng băng và cực kì bế tắc.

Tất cả với chữ Nếu

Với khối tài sản khổng lồ ước tính tới 300 tỉ USD, ông Bin Salman sẽ tạo ra những cơn động đất làm rung chuyển cựu lục địa. Hãy tưởng tượng, Josep Bartomeu hi vọng, ông chủ quyền lực kia hoặc người điều hành của Newcastle sẽ gọi điện cho mình để hỏi về Philippe Coutinho, cầu thủ có giá tới 140 triệu euro và đang không biết sẽ đi đâu sau khi hết hạn hợp đồng cho mượn với Bayern Munich. Lúc này, giá trị của tiền vệ người Brazil chỉ là những con số, mà không cần phải quá bận tâm anh ta sẽ làm được gì khi quay trở lại xứ sở sương mù.

Nếu điều này không xảy ra thì sao? À thì Barcelona sẽ phải chạy đôn chạy đáo để kiếm được 125 triệu euro bù đắp cho những thiệt hại trong sai lầm chuyển nhượng mà họ đã tạo ra trong 3 năm trở lại đây, kể từ sau sự phản bội của Neymar. Cùng lúc đó, thì cố gắng tìm các giải pháp để gây ấn tượng với Inter Milan, những người thủng thẳng tuyên bố: Nếu muốn mua Lautaro Martinez, hãy chồng đủ 110 triệu euro.

Tiếp tục nếu không? Có lẽ, Mauro Icardi sẽ là bản hợp đồng đắt giá nhất mùa chuyển nhượng phức tạp này, khi Paris St Germain quyết định mua đứt anh từ Inter Milan với giá 50 triệu euro.

Nhưng cả châu Âu chuẩn bị cho một cuộc sống khổ hạnh là điều đã được đoán trước trong thời gian gần đây. Không đội bóng nào muốn trở nên nổi tiếng với những bản hợp đồng trị giá tới cả trăm triệu euro cả. Đến Real Madrid cũng còn “ngậm tăm” và chỉ tìm cách bán được càng nhiều cầu thủ càng tốt thì chúng ta có thể mường tượng được một kịch bản nào đó cho bóng đá.

Nghĩ ra thì việc MU quyết định giữ chân Odion Ighalo tới tháng 1 năm 2021 cũng không phải là quá vô lý, và theo suy đoán, nhiều khả năng họ sẽ không theo đuổi Jadon Sancho, cầu thủ có giá tới 120 triệu bảng. Dù vẫn là một trong những đội bóng giàu có nhất thế giới, nhưng khoản nợ ròng 429 triệu bảng vừa được công bố đã khiến Ed Woodwards phải tính toán xem chi tiêu thế nào là hợp lý nhất.

Chú thích ảnh
Mauro Icardi là bản hợp đồng lớn nhất tính cho tới thời điểm này của bóng đá châu Âu

Dĩ nhiên, chúng ta không cần và không đủ trình độ để nói về việc những ông chủ Mỹ nên mua bán thế nào, họ là vua của những vấn đề liên quan tới tài chính và tiền tệ.

Đây là mùa Hè mà hầu bao được thắt chặt, cắt giảm chi phí nhanh chóng trở thành xu hướng thống trị. Bóng đá đang ấn nút tạm dừng và nó sẵn sàng cho việc trở lại với quá khứ, dù chỉ là trong ngắn hạn, hoặc đơn giản hơn là chi tiêu dè sẻn nhất có thể.

Vận may của bóng đá

“Các loại giao dịch có thể mang lại cho các câu lạc bộ sự linh hoạt nhất sẽ trở nên hấp dẫn nhất tại thời điểm này, trao đổi hay cho mượn cầu thủ trong một hai mùa bóng kèm theo điều khoản mua đứt là điều tốt nhất”, Daniel Geey, luật sư thể thao, người tin rằng bản chất của các cuộc đàm phán bóng đá sẽ trở nên đa dạng và nhiều sắc thái hơn trong thời dịch bệnh hoành hành và bao phủ khắp các hệ thống.

Covid-19 rõ ràng đã khiến mọi thứ đổ vỡ một cách khủng khiếp, nhưng ở mặt nào đó, nó là cơ may để bóng đá không bước vào thời kì bùng nổ bong bóng chuyển nhượng và lạm phát giá trị như vài năm trở lại đây.

Người ta vẫn cảm thấy không thể quen được hoặc nặng nề hơn là “tiêu hóa được” với giá trị của các cầu thủ bị thổi phồng quá mức vì thời đại chi tiêu quá lố đã thống trị mọi cái đầu khôn ngoan nhất ở các câu lạc bộ. Chẳng hạn như Barcelona đã thật sự ngốc nghếch khi mua Ousmane Dembele với tổng phí chuyển nhượng lên tới 145 triệu euro và Philippe Coutinho, người mà họ muốn tống khứ càng sớm càng tốt, tới 140 triệu euro cả thảy.

Nhìn lại thì cả hai anh chàng này không xứng đáng với số tiền đó, và Chủ tịch Josep Bartomeu chỉ mong ai đó tới và rước đi hai cục nợ này giúp mình.

Nhưng nếu như Covid-19 lấy đi rất nhiều nguồn tiền và dòng vốn đầu tư từ các câu lạc bộ, thì ít nhất, nó đã trả lại cho họ một cái nhìn thực tế và ở gần với bản chất của sự phát triển bền vững nhất, đó là sử dụng các cầu thủ tự đào tạo như một cách để giảm chi phí và đưa bóng đá trở lại với những giá trị cơ bản nhất của nó.

Giá chuyển nhượng không bị đội lên tới mức mù quáng và những người môi giới thì ít có cơ hội xui các ngôi sao của họ trở chứng. Theo đánh giá của Công ty tài chính KPMG, ước tính tổng giá trị của các cầu thủ sẽ giảm tới 6,6 tỉ euro.

Vì vậy, trao đổi cầu thủ đang trở thành xu hướng chính ở mùa Hè này, nhưng ngay cả như vậy nó cũng không dễ để các thương vụ chuyển nhượng được diễn ra. Ví dụ, Barcelona và Juventus đang gặp bế tắc trong việc trao đổi Miralem Pjanic, Man City gặp khó khăn để đổi Cancelo lấy Semedo của đội bóng xứ Catalunya. Cũng chính đội bóng này cũng không thể thuyết phục Inter Milan nhận lấy hai ba cầu thủ từ Camp Nou như là sự ngang giá với Lautaro Martinez.

“Nếu các câu lạc bộ nghĩ rằng họ có thể thực hiện các cuộc trao đổi để lấy vài cầu thủ của chúng tôi thì mọi chuyện không kết thúc như vậy và sẽ không được làm theo cách như thế, theo quan điểm của tôi”, Van der Sar, người đang giữ vai trò Giám đốc điều hành ở Ajax Amsterdam nói trên CNN, “Và nếu như vậy thì ít nhất những đội bóng như Ajax có thể giữ chân được các cầu thủ tốt nhất của mình thêm một vài năm nữa”.

Covid-19 hạ nhiệt thị trường chuyển nhượng

Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, biểu đồ chi tiêu của bóng đá vẫn duy trì ở mức cao và không cho thấy dấu hiệu nào của sự hạ nhiệt. Mùa hè năm ngoái, các câu lạc bộ ở 5 giải đấu hàng đầu của châu Âu là Premier League, La Liga, Bundesliga, Serie A và Ligue 1 đã chi số tiền kỉ lục lên tới 5,5 tỉ euro, theo phân tích từ Tập đoàn kinh doanh thể thao Deloitte, nó đã tăng 900 triệu euro so với cùng kỳ năm 2018.

Chỉ riêng tại Premier League, 11 trong số 20 câu lạc bộ đã phá vỡ kỷ lục chuyển nhượng của chính họ trong khi chi tiêu ở La Liga của Tây Ban Nha đã phá vỡ mốc 1 tỉ USD lần đầu tiên trong lịch sử giải đấu này.

Nếu không có dịch Covid-19 xảy ra, mùa Hè này sẽ không khác nhiều, khi các động thái chuyển nhượng lớn đã được xác định, chẳng hạn như MU sẽ mua Jadon Sancho (ảnh), Barcelona lại dốc hầu bao để sở hữu Martinez, Real Madrid thì muốn có Erling Haaland, hoặc Bayern Munich mua Leroy Sane.

Thiên Ý

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm