Những tranh cãi vừa qua quanh vở cải lương thể nghiệm "Nhật thực" đã đánh động một vấn đề không mới: nên “thể nghiệm” bộ môn nghệ thuật truyền thống này tới đâu?
Tối qua, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô Hà Nội diễn ra Gala Ngôi sao sân khấu, trình diễn nhiều loại hình nghệ thuật: tuồng, chèo, dân ca quan họ, cải lương, kịch nói, hài kịch, xiếc…
Nguyễn Thị Minh Ngọc vừa tham chương trình di sản văn hóa hướng đến sự phát triển đồng đều kéo dài trong 2 năm do Hội đồng Anh thực hiện tại Kenya, Colombia và Việt Nam. Trong khuôn khổ của dự án này, chị và cộng sự vừa về Việt Nam nghiên cứu lịch sử truyền miệng của sân khấu cải lương miền Nam Việt Nam.
Liên hoan phim quốc tế ASEAN 2019 sẽ diễn ra từ 25 đến 27/4 tại Malaysia. Hai phim Việt “Song Lang” (đạo diễn Leon Quang Lê) và “Có căn nhà nằm nghe nắng mưa” (đạo diễn Mai Thế Hiệp) tham dự LHP quốc tế này.
Trọng tâm của “Xem - thấy – nghe - đọc” tuần này là hoạt động tưởng niệm rocker Trần Lập (mất ngày 17/3) và biểu diễn cải lương tuồng cổ (cũng vào 17/3/2016) nhân mùa lễ Kỳ yên ở các đình làng Nam bộ trước đây.
Hai sự kiện đáng chú ý tuần này là chương trình biểu diễn cải lương diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) trong hai đêm 13 - 14/1 và Hội nghị về quản lý, tổ chức lễ hội Xuân 2019, dự kiến diễn ra ngày 17/1.
Chương trình Triển lãm hình ảnh, trưng bày hiện vật kết hợp đờn ca tài tử, ca ra bộ, trích đoạn cải lương qua các thời kỳ hình thành và phát triển của sân khấu cải lương (1918 - 2018) tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (quận 1, TPHCM) trong 3 ngày 17, 18 và 19/12 (3 suất/ngày) đã mở đầu chuỗi hoạt động chào mừng tuổi bách niên của loại hình nghệ thuật đặc sắc đất phương Nam tại TPHCM kéo dài đến tháng 1/2019.
Hai sự kiện văn hóa nổi bật tuần này là Hoạt động kỷ niệm 100 năm nghệ thuật cải lương tại TP.HCM và Hanoi New Music Festival (Liên hoan Nhạc mới Hà Nội). Cả hai tưởng quá khác nhau, nhưng về tinh thần lại khá giống nhau, vì đều được sinh ra với sứ mệnh “làm mới âm nhạc”.
Được tổ chức với format hoàn toàn mới nhằm tăng sức hấp dẫn đối với công chúng, giải thưởng Bông Lúa Vàng 2018, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) tổ chức, lần đầu tiên có vòng loại trực tiếp là Vòng “Trổ đòng” sẽ diễn ra tại Nhà hát VOH Music One vào các ngày 3, 10 và 17/11 sắp tới.
Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 tại Long An đã kết thúc vào tối qua 19/9. Và 32 vở diễn từ 25 đơn vị nghệ thuật (có 8 đơn vị xã hội hóa) cũng chính là bức tranh khái quát về diện mạo sân khấu cải lương hiện tại, sau 100 năm hình thành, phát triển với lắm thăng trầm.
Từ trước thềm Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 đang diễn ra tại tỉnh Long An, Tổ quốc nơi cuối con đường của Nhà hát Thế giới Trẻ - Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM đã được trông đợi như bom tấn của mùa liên hoan.
Cuối tuần qua, dưới bàn tay dàn dựng của NSƯT Kim Tử Long, vở cải lương "Rạng ngọc Côn Sơn" đã chính thức ra mắt khán giả TP. HCM. Ra đời cách đây gần 40 năm, vở diễn này là một trường hợp khá đặc biệt trong đời sống cải lương, và mang theo nó nhiều câu chuyện.
Nhà hát Sân khấu Nhỏ 5B (TP.HCM) vừa ra mắt vở kịch "Bên đàng dệt mộng" (kịch bản: Phạm Trường Long, đạo diễn: Quách Hồ Ninh) với sự tham gia diễn xuất của ê-kíp toàn diễn viên trẻ: Võ Minh Lâm, Như Huỳnh, Quốc Thịnh, Thanh Tuấn, Minh Tuyền, Thu Hiền, Nguyễn Sơn…
Song lang (từ gốc: song loan) là một nhạc cụ nhỏ, mộc mạc, nhưng lại vô cùng quan trọng trong dàn cổ nhạc. Nó còn được xem là ông tổ trong dàn nhạc cải lương, với nhiệm vụ giữ nhịp, giữ tiết tấu cho nhạc sĩ và nghệ sĩ trên sân khấu. Lần đầu tiên nhạc cụ này được Leon Quang Le “chuyển soạn” thành phim cùng tên, dự kiến công chiếu vào ngày 17/8/2018.
Kỳ 1 tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc đã phân tích một vài nguyên nhân từ lịch sử và kinh nghiệm cá nhân về thăng trầm của cải lương. Kỳ này là một vài gợi ý về các giải pháp để bảo tồn và phát triển nghệ thuật cải lương trong đời sống hiện thời.
Tối 28/4, vở cải lương “Thầy Ba Đợi” (kịch bản: PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt - Phạm Văn Đằng, đạo diễn: NSƯT Triệu Trung Kiên - Lê Trung Thảo) đã đến với khán giả TP.HCM tại rạp Bến Thành (Quận 1).
Đúng, đã có một thời kỳ dài và kéo mãi đến bây giờ hai chữ cải lương được dùng như một tính từ để gán cho những gì không đẹp, méo mó, dị dạng về hình thức lẫn nội dung để ai vướng ít nhiều chất đó bị lãnh thái độ xem thường rẻ rúng.