14/07/2008 20:21 GMT+7 | Entry của bạn
Đã là con người thì ai ai cũng có quyền bình đẳng như nhau. Vậy sao mỗi người lại có cái giá khác nhau nhỉ? Cái giá đó được mọi người đánh giá, không chỉ ở vị trí, địa vị trong xã hội, mà còn nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Những rõ ràng nếu ai muốn thành những con người đó họ phải chấp nhận một cái “giá” của sự học hỏi, nỗ lực và phấn đấu bền bỉ để có được sự coi trọng của mọi người và sự thừa nhận của xã hội. Một người ăn xin ở ngoài đường, chìa tay ra xin sự hảo tâm giúp đỡ của mọi người nếu ai có lòng hảo tâm thì cho, còn không thì thôi thậm chí có người còn xua đuổi hắt hủi, mắng mỏ. Bởi vì nói một cách khắt khe thì đây là những con người ăn bám và không giúp ích gì cho xã hội phát triển. Nếu anh tài, anh giỏi, anh có giá trị nhân phẩm, anh sẽ có cách để làm giầu, có cách để không phải ngửa tay ra xin sự bố thí của người khác! Cái “giá” của những người có sức khỏe mà phải đi “ăn xin” là quá thấp và gần như bằng không.
Còn một người nổi tiếng thì sao? Đơn cử như Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Mỗi lần công du ra nước ngoài phải có hàng ngàn người phục vụ từ an ninh, bảo vệ để làm việc cho tới sinh hoạt. Số tiền chi phí cho ông ta lên tới nhiều triệu USD - Một số tiền không nhỏ đối với nhiều quốc gia nghèo trên thế giới. Nhưng Chính phủ vẫn phê duyệt. Không phải vì họ quá giầu có mà vì “giá trị” của con người đó đối với đất nước của họ. Đấy là cái “giá” của họ quá cao!
Đơn cử một ví dụ khác trong kinh doanh. Hai cửa hàng kinh doanh ở cạnh nhau bán cùng một sản phẩm, cùng một giá thành nhưng tại sao cửa hàng này thì bán đắt hàng, người mua tấp nập, cửa hàng kia thì thưa thớt người đến. Điều đơn giản là họ bán hàng bằng uy tín cá nhân của mình. Mà có được cái uy tín và thương hiệu cho mình họ đã phải nỗ lực trong nhiều năm liền về mọi mặt mới có được cái thương hiệu cá nhân này. Đấy là cái “giá” của họ!
Không chỉ riêng tôi mà còn là quan niệm của nhiều người? “Mỗi con người đều có “giá” của mình trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Bạn tôi trách tôi là dân kinh doanh nên rất “chặt chẽ”, nhất định phải “Nhận” mới quyết “Cho”! Điều này có cái đúng và có cái sai! “Một mai em có đi lấy chồng, anh có đưa “sáo” qua sông không? Anh sẽ đưa “sáo” qua sông nếu “sáo” còn nhớ tới anh… Đương nhiên mà, ăn có mời làm có khiến, bạn tôi đi “chống lầy” nếu bạn không nhớ tới tôi không ngỏ lời mời, liệu tôi có dám đến không nhỉ? Mặc dù trong lòng cũng tò mò muốn ngắm bạn có xinh đẹp hơn trong tà áo cô dâu không? Vậy mà bạn bồi ngay cho một câu nhận xét xanh rờn về khái niệm cho và nhận! Chính xác, không phải ai cũng xứng đáng được cho và nhận. Đó là câu trả lời của tôi!
Nếu không phải là người yêu, không phải là người thân hay một người mà mình yêu quý, liệu ai có thể sẵn sàng cho một “người xa lạ” những gì mà họ muốn không nhỉ? Trừ phi người đó là một đứa trẻ mồ côi, một người tàn tật, một người già hay một phụ nữ chịu quá nhiều những mất mát và thiệt thòi…
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất