Ca khúc 'Imagine': Có chăng một lời thức tỉnh?

08/12/2017 09:17 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Th tưởng tượng, nếu ngày này 37 năm trước John Lennon không lãnh 4 viên đạn định mệnh từ kẻ hâm mộ đến cuồng trí Mark David Chapman, thì sao? Đây dường như là một giả thiết đẹp, nhưng mơ hồ và khó nắm bắt, như những gì John Lennon có được với Imagine.

Ra mắt năm 1971 dưới dạng đĩa đơn trong album cùng tên, Imagine nhanh chóng leo lên vị trí thứ 3 BXH tại Anh, và quay lại vị trí quán quân sau cái chết của John Lennon. Bài hát sống mãi trong lịch sử âm nhạc với những lời ca tụng không biên giới, kèm theo đó là cả những sự miệt thị.

Chàng trai ni lon yêu hòa bình

Người yêu mến John Lennon hay The Beatles có lẽ không lạ gì với tuổi trẻ của anh, mà thậm chí đến sau này đâu đó trong những câu chuyện về John vẫn còn phảng phất hình ảnh của một cậu nhóc cá tính, quậy phá và nổi loạn. Chẳng phải đâu xa, cứ soi vào cái cách mà The Beatles tan rã là thấy.

Chú thích ảnh
CD “Imagine”

Đến thời điểm thực hiện album Imagine, s nghip solo ca John Lennon là chuỗi sn phm ca vic t hi tưởng cũng nhưđào sâu vào cá tính bản thân trong suốt hành trình trưởng thành. Kể cả đến tận năm 1980, anh vẫn phải thú nhận trên tạp chí Playboy: “Tôi từng đánh nhau với đàn ông, ra tay với cả phụ nữ. Còn giờ đây, tôi muốn bình yên. Chẳng phải kẻ bạo lực nhất thường có xu hướng khao khát tình thương sao. Nghịch lý vậy đấy. Tôi là kẻ bạo lực đang học cách hướng thiện và hối tiếc về quá khứ của mình. Phải rất lâu nữa tôi mới dũng cảm đối mặt công khai với cách tôi đã đối xử với phụ nữ như một tên nhóc mới lớn”.

Và trên con đường tự hoàn thiện không có điểm kết ấy của John Lennon, Yoko Ono hiện hữu như một chất xúc tác dịu dàng, một tri kỷ đầy thấu hiểu và đồng cảm. Vào tháng 6 vừa qua, Yoko Ono chính thức được công nhận về mặt pháp lý là người đồng sáng tác Imagine với John Lennon. Nói là đồng sáng tác, không có nghĩa là 2 người rủ nhau ngồi xuống, bàn bạc rồi nảy ra ý tưởng, mà Yoko đối với Imagine đóng vai trò như người gợi ý và truyền cảm hứng.

Người yêu thích Imagine thì đã biết về việc này từ lâu, theo như những gì John Lennon bộc bạch với BBC vào năm 1980: “Đáng lẽ nên đề là sáng tác của Lennon-Ono vì đa phần chủ đề và lời đến từ Yoko. Nhưng tôi quá ích kỷ vào thời điểm đó để thêm cô ấy vào, bởi đúng là bài hát từ cuốn Grapefruit mà ra”.

Grapefruit là tên tập thơ của Yoko Ono, trong đó có những đoạn thơ như:Imagine the clouds dripping (Tưởng tượng nhng đám mây nh xung), Imagine a thousand suns in the sky at the same time (Tưởng tượng trên tri có hàng ngàn mt tri).

Thêm nữa, khi viết Imagine John Lennon cũng chịu ảnh hưởng từ cuốn kinh cầu nguyện của người Cơđốc giáo, món quà anh và Yoko nhận được từ Dick Gregory.

“Đó là quan niệm từ lời cầu nguyện. Tưởng tượng thế giới hòa bình, không có sự phân biệt giữa các tôn giáo… thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn” - cũng theo lời phỏng vấn của John với Playboy vào năm 1980.

Chú thích ảnh
John Lennon và Yoko Ono trong MV “Imagine”

Nhiều ý kiến cho rằng John Lennon cố tình bày tỏ quan điểm chính trị thông qua Imagine, nhưng nói như vậy sẽ là hơi quá. Imagine xuất hiện đúng thời điểm của nó, trong bối cảnh giao hòa giữa tâm hồn đang ở điểm chín trên con đường hướng thiện với những xúc tác thích hợp. Để rồi chỉ cần một buổi sáng đầu năm 1971, trên chiếc đàn Steinway trong căn phòng ngủ ấm áp tại Berkshire, Anh, giữa ánh nhìn dõi theo trìu mến của người bạn đời, John Lennon đã hoàn thành xong cả nhạc và lời.

Nhà sản xuất Phil Spetor, một người thân thiết với John Lennon được anh tin tưởng giao phó thực hiện bản phối cho Imagine. Công việc không có gì nhiều, vì vốn John Lennon cũng muốn ca khúc này thật mộc mạc và giản dị để dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng. Cuối cùng, Imagine được viết như một bản piano ballad trong điệu soft rock.

Động chạm đến đủ loi đối tượng

Nhận được những lời tán dương có cánh nhất, nhưng Imagine cũng gây nên nhiều ý kiến tranh cãi trên khắp thế giới.

Những gì John Lennon vạch ra trong Imagineđặc trưng chohình thái xã hội của chủ nghĩa cộng sản, một xã hội không giai cấp, tự do và bình đẳng. Trên thực tế một nhà văn Mỹ còn gọi Imagine là “cuốn từ điển cho những sinh viên muốn tìm hiểu về chủ nghĩa cộng sản”. John Lennon từng nói với NME: Không có quốc gia cộng sản nào thực sự trên thế giới này. Không giống như cách người Nga hay người Trung Quốc đã làm, đấy chỉ là những điều họ muốn”. Song anh cũng bổ sung thêm: “Tôi không phải người theo cộng sản và tôi cũng không thuộc về phong trào nào”.

Những người theo cánh tả, khỏi phải nói đã dành sự ủng hộ và tán dương nhiệt liệt cho Imagine. Và cũng không ngạc nhiên là ở phía ngược lại, cánh hữu, những người vẫn tin tưởng vào một trật tự xã hội phân cấp dựa trên khác biệt và cạnh tranh đã luôn bày tỏ sự phản đối về quan điểm của John Lennon, với những câu hát như:Imagine theres no countries.

Một bài báo trên The American Conservative xuất bản vào dịp tưởng niệm 30 năm ngày mất của John Lennon với tiêu đề Ngưng tưởng tượng dù không bày tỏ ý kiến với chính bài hát nhưng lại lên án những người coi John Lennon là “người hùng tư tưởng”.

Câu hát “No religion too” cũng “ động chạm” đến người mộ đạo, bị coi là sự cổ vũ chủ nghĩa vô thần, dù cho John Lennon đã từng bộc bạch: “Không tôn giáo không có nghĩa là không còn Chúa trời. Ý của tôi là nên gạt bỏ tư tưởng “Chúa của tôi cao hơn Chúa của bạn”. Chúa ở trong mỗi chúng ta chứ không phải một người đàn ông nào đó tít trên trời cao”. Rồi thì cả câu Imagine theres no possessionscũng bị “ném đá” bởi những người nghèo khó, vì họ cho rằng như vậy là giáo điều khi mà trên thực tế, John Lennon có điều kiện tài chính khá khẩm.

Ngoài ra, Imagine cũng bị đánh giá là ủy mị và giáo điều, vì dường như John Lennon chỉ đang “tưởng tượng” chứ không đưa ra được gì thực tế hết. Tất nhiên, đó chỉ là ý kiến chủ quan của một bộ phận người phản đối.

Bởi tính chất gây tranh cãi trong lời bài hát, đã có một vài nhạc sĩ muốn hát lại Imagine đã đề nghị được thay đổi một chút phần lời nhưng đều bị John và Yoko từ chối, cho rằng “điều đó chứng tỏ họ không hiểu gì về Imagine hết”.

Imagine thường được sử dụng trong những dịp mà con người cần một lời an ủi, sự động viên để hướng đến tương lai mới tốt đẹp hơn điển hình là hậu mỗi vụ thảm họa hay trong những buổi lễ cộng đồng.

Cùng nghe lại ca khúc "Imagine":

John Lennon - Châm biếm và nổi loạn

John Lennon (1940 - 1980) là ca sĩ, nhạc sĩ người Anh. Anh là người sáng lập và thủ lĩnh ban nhạc The Beatles, một trong những ban nhạc thành công nhất lịch sử âm nhạc thế giới.

Âm nhạc của John Lennon được biết đến với màu sắc châm biếm, nổi loạn. Rất nhiều bài hát của anh đã trở thành thánh ca của phong trào phản chiến.

Năm 2002, Lennon được khán giả đài BBC bầu chọn ở vị trí số 8 trong danh sách "100 người Anh vĩ đại nhất", và tới năm 2008, anh được tạp chí danh tiếng Rolling Stone bình chọn là ca sĩ vĩ đại thứ năm của mọi thời đại. Anh có tên trong Đại sảnh Danh vọng nhạc sĩ vào năm 1987 và Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll vào năm 1994.

John Lennon từng bị Chính quyền Nixon coi là 'phần tử cực kỳ nguy hiểm'

John Lennon từng bị Chính quyền Nixon coi là 'phần tử cực kỳ nguy hiểm'

Luật sư Leon Wildes vừa phát hành cuốn sách mới, mang tựa đề 'John Lennon vs. The U.S.A", trong đó viết John Lennon gần như đã bị Chính phủ Mỹ trục xuất và cố gắng làm cho cuộc sống của thành viên trụ cột nhóm Beatles như địa ngục.

Hà Mỹ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm