06/01/2018 08:00 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Phía sau thành công vang dội của Heartbreak Hotel, bản hit đầu đời của ông vua nhạc rock’n’roll Elvis Presley,là bi kịch cuộc đời người nghệ sĩ thừa tiềm năng nhưng thiếu kiểm soát.
Một tối mùa Đông năm 1955, trong hộp đêmngột ngạt chật ních hơn 250 người tại Arkansas, Elvis Presley năm ấy 20 tuổi đang say sưa trình diễn. Thế rồi, ông ngừng lại và giới thiệu: “Tôi có bài hát mới toanh và đây sẽ là bản hit đầu tiên của tôi”.
Lãng mạn và thê lương
Câu chuyện ra đời của Heartbreak Hotel có sự góp mặt của hai cái tên, đồng thời cũng có hai giai thoại liên quan. Nhạc sĩ Tommy Durden và Mae Boren Axton, mỗi người kể một câu chuyện.
Theo Tommy Durden, ông lấy cảm hứng từ một vụ tự sát đăng trên tờ The Miami Herald, hoàn thành ca khúc này và thậm chí còn đem đi biểu diễn cùng ban nhạc của ông là Swing Billys trước khi đem nó đến chỗ của Axton.
Về phía Mae Boren Axton, bà đưa ra câu chuyện chi tiết hơn và khẳng định rằng Tommy Durden chỉ viết lời, thậm chí là mới chỉ một vài câu lời thôi rồi nhờ bà giúp hoàn thành nốt. Axton đồng ý, vì vụ án khiến bà cảm thấy “nhói”.
Điểm chung của hai câu chuyện trên nằm ở nguồn cơn cảm hứng xuất phát từ một vụ tự sát. Cụ thể là từ mảnh giấy nhỏ nạn nhân để lại có dòng chữ: “Tôi đã đi một con đường cô độc”.
Việc sáng tác được hoàn thành trong vỏn vẹn một giờ đồng hồ. Axton đã dựa vào thông tin vụ án rồi gợi ý rằng cuối con đường cô độc là một “khách sạn của sự đau lòng” (heartbreak hotel).
Với ý tưởng vụt loé ấy, bộ đôi nhạc sĩ đã vẽ nên bức tranh về một nơi mà ở đó “những tình nhân với trái tim tan vỡ khóc cho trôi đi sự u sầu” và “chiếc bàn thư kýnhuộm vẻ u tối”. Từng câu từ bị phủ lên cảm giác đầy thê lương nhưng lại nằm trênnền tiết tấu nhanh.
Món quà tuyệt vời từ người “đỡ đầu”
Thời điểm Heartbreak Hotel ra đời, Mae Boren Axton đang nhận trọng trách “đỡ đầu” cho Elvis Presley, kể từ khi chứng kiến đám đông đã hào hứng đến mức “điên cuồng” thế nào sau màn biểu diễn của ông. Bà đặt bút viết cho Elvis Presley một bản hit đầu tiên và để đời là một trong những tham vọng của bà.
Sau những nỗ lực không thành của Axtin để “nhờ vả” các ca sĩ hát thử sao cho giống với phong cách Elvis Presley, đích thân bà đã đến hát tại căn phòng Elvis ở khách sạn Andrew Jackson vào ngày 10/11/1955. Thế rồi ông hoàng nhạc rock’n’roll tương lai thốt lên “Tuyệt quá, Mae, chơi lại đi”. Và sau 10 lượt hát, Axton mãn nguyện ra về còn Elvis Presley thì hầu như đã nhớ được toàn bộ ca khúc.
Những người trong cuộc đã không còn nữa, nghi vấn xung quanh người có công sáng tác nên Heartbreak Hotel, hay công lao ấy đến mức độ nào vẫn chưa có lời giải đáp. Song có lẽ đó không phải điều người hâm mộ Elvis Presley quá quan tâm.
Ra mắt dưới dạng đĩa đơn vào ngày 27/1/1956, Heartbreaker Hotel nắm giữ hàng loạt những cái “đầu tiên” của Elvis: bản thu đầu tiên sau khi về đầu quân cho hãng thu âm danh giá RCA, single đầu tiên chạm đỉnh hàng loạt BXH, sản phẩm đầu tiên đem lại doanh số bạc triệu cho Elvis và quan trọng nhất là đặt nền móng cho phong cách âm nhạc “có một không hai” của ông.
Cũng chính từ thời điểm này, huyền thoại rock’n’roll của chúng ta chính thức bước ra “ánh sáng” để được xuất hiện như một ca sĩ thực thụ trên sóng truyền hình.
Tên của Elvis Presley được xuất hiện trên sản phẩm hoàn thiện với tư cách nhạc sĩ thứ ba. Đây cũng là một món quà của Axton, để hỗ trợ Elvis mua ngôi nhà tại Florida cho bố mẹ.
Sự thật về danh tính nạn nhân
Đã có rất nhiều giả thiết đặt ra xung quanh vụ tự sát của “người đi con đường đơn độc” tạo cảm hứng cho Tommy Durden đặt bút khai sinh Heartbreak Hotel.
Câu chuyện được thêu dệt với vô số dị bản, nhưng giống nhau ở mảnh giấy người xấu số để lại “Tôi đi trên một con đường đơn độc”.
Nhưng bất ngờ, vào năm 2016 tạp chí âm nhạc Rolling Stone đưa ra bài viết đi ngược lại hoàn toàn tất cả những giả thiết nói trên, ở một điểm cốt lõi: Người đàn ông không tự sát.
Theo Rolling Stone, danh tính người đàn ông đó là Alvin Krolik, một nghệ sĩ tự do. Ông qua đời năm 1955 tại El Paso, bị bắn bởi Delta Pinney, chủ quán rượu Busy Bee vì Alvin cầm súng cướp trong quán.
Trước đó hai năm, Alvin đã từng gây xôn xao khi đến tự thú tại sở cảnh sát Chicago sau khi thực hiện 10 vụ cướp. Ông nói rằng mình phạm tội trong tâm trạng bất ổn vì bị vợ li hôn sau 5 tuần chung sống cùng dư âm từ tuổi thơ bị bỏ rơi.
Alvin Krolik còn cho biết ông đã viết một cuốn tự truyện đặc tả quá trình phạm tội của mình. Cuốn tự truyện mở đầu bằng câu: “Đây là câu chuyện của một người đi trên con đường đơn độc”.
Cảnh sát sau đó đã không bỏ tù Alvin mà chỉ đưa vào diện giám sát vì muốn ông tái hoà nhập cộng đồng. Trên thực tế Alvin cũng đã “cải tà quy chính”, tham gia vẽ tường ở một số tu viện trên khắp đất nước. Nhưng tâm trí bất ổn đã phản bội ông.
Tờ giấy để lại trong căn phòng khách sạn của Alvin Krolik là có thật. Chỉ có điều, nếu đúng như những gì tạp chí Rolling Stone công bố thì đó không phải nơi ông qua đời.
Cùng là nghệ sĩ, nhưng hai số phận khác biệt. Điểm kết thúc đầy đau đớn của Alvin Krolik đã trở thành nguồn cơn cho sự khởi đầu của huyền thoại rock’n’roll Elvis Presley. Và câu chuyện về Alvin cùng mảnh giấy đầy ám ảnh sẽ tiếp tục sống mãi với những lời đồn thổi, cùng với sức sống trường tồn của Hearbreak Hotel.
Cùng nghe lại ca khúc "Hearbreak Hotel":
Sáng tạo nghệ thuật quan trọng nhất của kỷ nguyên hiện đại Thật vậy, Heartbreak Hotel trở thành “bản thu vàng” đầu tiên của Elvis với doanh số hơn một triệu bản, single đầu tiên của Elvis Presley dành vị trí quán quân trên BXH Billboard Hot 100 và giữ vị trí trong 7 tuần. Paul McCartney từng nhận định về bản nhạc này là sáng tạo nghệ thuật quan trọng nhất của kỷ nguyên hiện đại. Một bài hát với giai điệu vui tươi, nhưng lời ca thì xám xịt. Và câu chuyện đằng sau nguồn cảm hứng cho ca khúc này thậm chí còn đen tối hơn thế. |
Hà My
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất