Chuyên gia Đoàn Minh Xương: 'Đào tạo trẻ cần giải pháp căn cơ trên lộ trình đồng bộ'

08/05/2020 05:57 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - “Bóng đá trẻ nước nhà với thành quả đã có đến đâu, hạn chế tồn đọng là gì hay thực trạng ra sao cùng giải pháp thế nào”. Đó là nội dung câu chuyện cuối tuần của Thể thao & Văn hóa cùng chuyên gia Đoàn Minh Xương.

Lịch thi đấu K League 2020 vòng 1: Trực tiếp Jeonbuk vs Suwon Bluewings

Lịch thi đấu K League 2020 vòng 1: Trực tiếp Jeonbuk vs Suwon Bluewings

Lịch thi đấu K League hôm nay. Lịch thi đấu bóng đá K League vòng 1: trực tiếp Jeonbuk vs Suwon Bluewings. Bảng xếp hạng K League. Trực tiếp bóng đá K League trên Youtube, Twitter.

Chuyên gia Đoàn Minh Xương cho rằng: “Về cơ bản, một nền bóng đá phát triển phải đảm bảo được những tiêu chí căn cơ về đào tạo trẻ, tạo ra con người; có hệ thống thi đấu quốc gia ổn định; điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng và các chế độ về dinh dưỡng, y tế kèm theo chuẩn mực. Đó như bao gồm các yếu tố tổng hòa, đan xen, bổ trợ cho nhau để phát triển.

Nói cách khác, muốn bóng đá phát triển thì yếu tố con người vẫn đóng vai trò quan trọng, cốt lõi để quyết định sự thành bại cho cả quá trình. Bởi một khi có được chất “bột” để nhào nặn trong môi trường được đảm bảo các điều kiện nói trên sẽ cho ra thành phẩm chất lượng.

Khách quan để đánh giá, nhìn nhận nếu nhìn về thành tích đã qua của các cấp độ đội tuyển, có thể thể thấy rằng kết quả có được đến từ quá trình tích lũy, chăm bẵm của công tác đào tạo trẻ. Chỉ có điều, sản phẩm đó không được nằm trong một dây chuyền sản xuất chung nhất, có hệ thống, nó chỉ đến từ mỗi địa phương hay các trung tâm khác nhau.

Chúng ta thấy rằng những cái nôi đào tạo trẻ đó làm tốt nhưng cũng chỉ nằm ở khía cạnh nhỏ lẻ theo kiểu người nào làm theo kiểu người đó, chứ chưa có điểm chung để tạo ra cái gọi là quy chuẩn cần thiết. Nói như thế không phải phủ nhận những đóng góp mà từ đó để nhận ra được thực tế và tìm ra hướng đi mới trong bối cảnh mới với những yêu cầu mới trong tương lai”.

Chuyên gia Đoàn Minh Xương lý giải vấn đề với những trăn trở: “Công tác đào tạo trẻ của chúng ta hiện nay đang tiếp tục đi đúng hướng trên mô hình chung nhất, lộ trình bài bản hay chưa? Tư duy vấn đề này của các trung tâm đã có những thay đổi phù hợp hoặc giả cùng thống nhất với nhau để cùng đi trên con đường chung nhất với nhau được không? Đào tạo trẻ theo kiểu gì, theo kinh nghiệm đã có hay quy cách mới khoa học, bài bản hơn? Lộ trình chung thế nào để mọi thứ có được sự hợp lý, thống nhất và xuyên suốt. Lựa chọn đầu vào ở đâu, căn cứ theo độ tuổi nào, rồi cả phương pháp ăn tập, rèn luyện, thi đấu.

DTVN, VFF, Park Hang Seo
Thành công từ những gương mặt trẻ bóng đá của Việt Nam lúc này không được nằm trong một dây chuyền sản xuất chung nhất, có hệ thống. Ảnh: Hoàng Linh

Bên cạnh đó còn cả chế độ dinh dưỡng bổ trợ, y tế kèm theo. Ví dụ bây giờ, chúng ta tạm coi thế hệ cầu thủ trẻ có được sẽ đủ điều kiện kế cận lên các cấp độ đội tuyển hay thi đấu ở khu vực, châu lục thì tương lai trình độ các lứa tiếp theo có tiệm cận trình độ và chơi bóng ở môi trường thế giới hay không?"

Chuyên gia Đoàn Minh Xương cho rằng công tác đào tạo trước tiên phải tìm ra con người: “Con người không phải tự dưng mà có, chúng ta phải bắt đầu việc này từ cả một chu trình tuần tự từ phát hiện- tuyển chọn-đào tạo- sàng lọc- cọ xát và có được sản phẩm ứng ý cuối cùng. Nói cách khác, mọi thứ hãy bắt nguồn từ đại hạt mà tôi cho quan trọng, cốt yếu nhất, đó là bóng đá phong trào- bóng đá học đường. Để từ đó, công tác tuyển chọn sẽ tìm kiếm được những tài năng thật sự cho đầu vào.

Muốn đào tạo ra được cầu thủ giỏi không chỉ đến từ việc phát hiện con người, còn nằm trên khía cạnh được chăm bẵm bởi người thầy-HLV giỏi. Hãy nhìn từ việc chuyên gia Jurgen Gede chia tay công việc cũng như VFF đang đi tìm con người mới cho tiêu chí này sẽ thấy rất rõ câu chuyện cần giải quyết. Không chỉ cầu thủ được tuyển chọn, chúng ta phải tạo ra được người quản lý, đào tạo giỏi, theo đúng quy chuẩn từ chuyên gia, HLV, bác sĩ cùng các đội ngũ bổ trợ các vấn đề liên quan. Thêm vào đó, không chỉ chuyên môn đơn thuần, cầu thủ trẻ phải được bồi dưỡng, quan tâm đến khía cạnh văn hóa, đạo đức một cách nghiêm túc nhất”.

“Nói tóm lại, đã đến lúc chúng ta thật sự bình tâm nhìn lại quá trình đã qua, vui với cái đã có, trăn trở với điều chưa được, thậm chí phải dũng cảm chấp nhận cả việc hy sinh một giai đoạn, một thời gian nào đó để cải tổ quyết liệt câu chuyện này. Đào tạo trẻ cần tổng hòa mọi nguồn lực xã hội để đi trên con đường có được lộ trình khoa học, căn cơ và đồng bộ nhất. Quan trọng hơn phải biết kiên nhẫn và chờ đợi thêm thời gian để sản phẩm tạo ra chín mùi nhất”. Chuyên gia Đoàn Minh Xương chốt lại câu chuyện cuối tuần.

Trần Tuấn (ghi)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm