Người quan sát: Có thực mới vực được đạo

09/08/2019 08:20 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - 10 năm trước, B.Bình Dương đang cực thịnh và thành tích vô tiền khoáng hậu vào đến bán kết AFC Cup 2009 là minh chứng cho điều đó. Cần phải nhấn mạnh chi tiết này, bởi ở cấp CLB, trước và sau đội bóng đất Thủ, chưa một đại diện Việt Nam nào đạt được cột mốc ấy.

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá U18 Đông Nam Á hôm nay (9/08)

Lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá U18 Đông Nam Á hôm nay (9/08)

Trực tiếp bóng đá: U18 Việt Nam vs U18 Úc (19h30 hôm nay), U18 Đông Nam Á. Trực tiếp bóng đá Việt Nam tại U18 Đông Nam Á. Xem bóng đá trực tuyến trên VTV6, VTV5, Bóng đá TV, FPT Play.

Nhắc lại thời điểm 10 năm đổ về trước, bóng đá Việt Nam thực sự là ông hoàng Đông Nam Á đúng nghĩa. Chúng ta có một giải VĐQG V-League hấp dẫn và rất nhiều ngôi sao thế giới, kể cả Denilson, “King” Leanro, Kiatisuk Senamuang, Dusit, Tawan, Thonglao, Philany... Cấp độ ĐTQG, Việt Nam lần đầu tiên đánh chiếm chức vô địch Đông Nam Á - AFF Suzuki Cup 2008 và vào đến tứ kết AFC Asian Cup 2007...

B.Bình Dương tuy là không chiếm quân số áp đảo trên Tuyển, nhưng Như Thành, Quang Thanh, Vũ Phong..., đều là những trụ cột không thể thay thế trong chuỗi thành công ở mọi cấp độ, từ CLB đến ĐTQG vào thời điểm đó. Đấy là chưa kể Trần Trường Giang.

Ngay lúc này, gậy đã được trao tay CLB Hà Nội, với mãnh tướng Văn Quyết, Thành Lương, Quang Hải... Đội bóng Thủ đô cũng có đầy đủ những cá nhân kiệt xuất ở từng vị trí, so với Bình Dương cách đây hơn 10 năm, và đây đang là thời của thầy trò Chu Đình Nghiêm. Nếu có yếu hơn ở điểm nào đó, thì đó chính là chất lượng và số lượng ngoại binh hạn chế. Trong rất nhiều trận đấu, Hà Nội FC chỉ dùng 2-3 cầu thủ người nước ngoài, là có lý do cả.

Chú thích ảnh
Sau chức vô địch AFC Cup 2019 khu vực Đông Nam Á, giờ Hà Nội FC mới chính thức bước ra sân chơi châu lục. Ảnh: Hoàng Linh

Một sự khác biệt tương đối khác giữa 2 đội bóng này, đấy là ngân sách hoạt động. B.Bình Dương luôn được cung cấp 2/3 nguồn kinh phí từ ngân sách Tỉnh, mà doanh nghiệp Nhà nước Becamex IDC chỉ đứng đại diện, trong khi 100% kinh phí của Hà Nội là từ túi tiền của bầu Hiển (Chủ tịch Đỗ Quang Hiển). Một vài nguồn thu khác từ bán vé, kinh doanh bảng biển quảng cáo và các gói hợp tác với nhà tài trợ SCG hay Kappa, thực tế không đáng kể.

Có thực mới vực được đạo, đấy là cái lẽ đúng ngàn đời nay. Đạo ở đây chính là tham vọng, năng lực chinh phục. Người ta không sẽ không khó để tưởng tượng ra viễn cảnh nếu bầu Hiển bỏ bóng đá, bỏ CLB Hà Nội, thì đến 10 HLV như Chu Đình Nghiêm hay hàng chục ngôi sao cỡ Quang Hải, Văn Quyết..., cũng không thể trụ quá một hai mùa. Tất nhiên khả năng này khó xảy ra, nhưng bóng đá hết thịnh rồi suy, cũng là lẽ thường.

Hà Nội FC đang trên đường chinh phục những cột mốc, ở cả giải quốc nội đến đấu trường châu lục. Họ cần được cổ vũ, chia sẻ và thậm chí là hậu thuẫn của không chỉ bầu Hiển, mà của cả BTC các giải bóng đá Việt Nam. Tại V-League, thầy trò HLV Chu Đình Nghiêm đang có vẻ cô đơn, vô đối, không giống với giai đoạn 2004-2009, khi B.Bình Dương phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của HAGL, Đồng Tâm Long An, Đà Nẵng và cả Hải Phòng...

Sự khốc liệt của cuộc chơi tạo nên sự khác biệt. CLB Hà Nội mới chỉ vào đến tứ kết AFC Cup 2019, chứ không phải vô địch Đông Nam Á như cách "tự sướng", bởi nhiều CLB hàng đầu khu vực trong đó có 3 đội bóng Thai Premier League đã ưu tiên và được phép chọn sân chơi ở đẳng cấp cao hơn - AFC Champions League. Nói đại diện bóng đá Thủ đô còn rất nhiều việc phải làm trên con đường khẳng định mình, là vì thế.

Tùy Phong

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm