Chữ tình của bóng đá

17/09/2021 14:22 GMT+7 | Bóng đá Việt

(Thethaovanhoa.vn) - Khi đoàn xe (gồm 8 chiếc 45 chỗ của nhà xe Phương Trang) đến địa phận xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, thì chị Ksor H’ớp chuyển dạ. Các y bác sỹ đã rất khẩn trương, đỡ đẻ theo kiểu dã chiến và một bé gái khoảng 38 tuần đã chào đời, mẹ tròn con vuông…

Kết quả bóng đá hôm nay - Kết quả Futsal World Cup 2021 mới nhất

Kết quả bóng đá hôm nay - Kết quả Futsal World Cup 2021 mới nhất

Kết quả bóng đá hôm nay. Kết quả Futsal World Cup 2021. Kết quả bóng đá Futsal World Cup 2021: Việt Nam vs Panama, Solomon vs Bồ Đào Nha, Brazil vs CH Séc, Thái Lan vs Ma-rốc.

Chuyện nghe tưởng như chỉ có ở trên phim ảnh, nhưng nó lại là đời thực, rất thực trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài.

Ksor H’ớp (20 tuổi, ngụ xã Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) là một trong 339 thai phụ trong các chuyến xe nghĩa tình, từ TP.HCM về Gia Lai, trong đợt cao điểm dịch Covid-19 thứ 4, được thực hiện hôm 14/9 vừa rồi, do UBND tỉnh Gia Lai phối hợp với các đơn vị thực hiện.

Phóng viên Thể thao & Văn hóa được đại diện CLB bóng đá HAGL nhờ hỗ trợ vận chuyển sữa tã, dầu gió và nước uống cho các bà bầu, tập kết tại bến xe Miền Đông, TP.HCM hôm ấy. Một buổi chia ly đầy bịn rịn, khi các bà bầu mang cái bụng vượt mặt, tay xách nách mang, với cả các em bé dắt díu theo về mà không có người thân đi cùng. Tuy nhiên, đó là lựa chọn tốt nhất lúc này và người dân hoàn toàn yên tâm khi có đội ngũ y - bác sỹ và cả xe cảnh sát tháp tùng. Trường hợp của chị Ksor H’ớp là một minh chứng.

Chủ trương là của Tỉnh ủy - UBND tỉnh Gia Lai, nhưng vì tính nhân văn của các đợt di dân cỡ lớn, mà từ đầu mùa dịch đến giờ, rất nhiều các doanh nghiệp địa phương đã hăng hái tham gia. CLB HAGL đã dùng cả 2 xe buýt chuyên chở các cầu thủ, để tiếp đường, đón bà con về bằng xe máy, từ địa phận Gia Lai về nơi cách ly, do Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh sắp xếp, khi TP.HCM còn chưa bước vào các đợt cao điểm giãn cách xã hội.

Chú thích ảnh
Xe của phóng viên Thể thao & Văn hóa (trước) tham gia hỗ trợ chuyến xe nghĩa tình từ TP.HCM về Gia Lai. Ảnh: Trần Hải

Bóng đá không đơn thuần chỉ lả bóng đá, mà còn có trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng, xã hội. Chúng ta đã từng nghe rất nhiều câu chuyện đẹp về công tác thiện nguyện của đội ngũ cầu thủ và các đội bóng, khi thiên tai - bão lũ ập tới, nhưng đến đại dịch Covid-19, muốn hành động cũng không hề đơn giản, khi người dân được yêu cầu, ai ở đâu ở yên đấy.

“Chúng tôi tự thấy trách nhiệm và chỉ góp một phần công sức nhỏ bé là làm công tác liên lạc và chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho các chị em đang bầu bì từ tháng thứ 6 trở lên. Họ đều là những người tha hương, vốn đang rất khó khăn khi mất việc từ nhiều tháng nay. Được trở về quê để sinh hạ là hạnh phúc rất lớn”, Giám đốc điều hành của HAGL, Nguyễn Tấn Anh chia sẻ.

Cũng theo ông Nguyễn Tấn Anh, phần lớn các cầu thủ và BHL của HAGL đều đã hồi hương, sau khi mùa giải 2021 khép lại một cách bất đắc dĩ, và đội bóng phố Núi đã hụt mất đáng tiếc chức vô địch V-League lần thứ 3 trong lịch sử. Một nhóm chừng 5-7 cầu thủ phía Nam bị mắc kẹt, và CLB vẫn phải có chính sách duy trì ăn ở, tập luyện cho họ tại Hàm Rồng.

Tùy cơ ứng biến, chỉ là giải pháp cuối cùng, nhưng lại thường được sử dụng nhất trong thiên tai, địch họa. Bóng đá vốn dĩ chỉ là một địa hạt nhỏ của xã hội, song ngay cả một chiến lược thực sự rõ ràng được vạch ra, cũng có vẻ như xa xỉ. HAGL là một trong không nhiều các CLB ở Việt Nam có chủ trương hành động rất bài bản, với Học viện bóng đá được mở ra từ năm 2007, cùng một lộ trình phát triển CLB có căn cơ. Ngoài đội bóng của bầu Đức, thì ở phía Bắc, CLB Hà Nội và Viettel, cũng là khá bài bản. Lại chẳng đâu như Quảng Ninh, sau thông báo tùy nghi di tản, đội bóng hệt như bầy ong vỡ tổ.

Lúc khó khăn mới biết ai là bạn, khi hoạn nạn mới hiểu bạn là ai. Bóng đá cũng như cuộc đời vậy, không có cái tình, thì mọi cái lý đều vứt đi.

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm