Thưa quý vị, qua 8 tháng phát động, hôm nay, Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V năm 2018 với chủ đề "Ứng xử văn hóa; Xã hội văn minh" đã về tới đích.
Giải Biếm họa báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V-2018 của báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) đã chính thức khởi động sau 3 năm gián đoạn. Giải năm nay tiếp tục được Thông tấn xã Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam bảo trợ.
Sáng nay (3/4) tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) chính thức phát động Giải Biếm họa báo chí Việt Nam lần V-2018, và khai mạc Triển lãm 96 năm biếm họa báo chí Việt Nam.
Trong lịch sử gần 100 năm biếm họa Việt Nam, giới báo chí đều hiểu được sức mạnh rất lớn của biếm họa. Biếm họa phát triển thì sự quan tâm của bạn đọc với tờ báo rất nhiều. Chính biếm họa là một trong những vũ khí uy tín đối với bạn đọc - họa sĩ Thành Chương chia sẻ.
Tranh biếm họa bên cạnh tính đả kích, chiến đấu, còn có cả tính xây dựng và nhân văn. Tính nhân văn là điều xã hội đang rất cần, và báo chí cũng đang làm nhiệm vụ góp phần bảo vệ và bồi đắp nó.
Khi “trao nhau nụ cười”, biếm họa đã làm được rất nhiều điều lớn lao, không biên giới mà các bài báo hàng trăm, hàng nghìn chữ cũng chưa chắc đã làm được.
“Hội Nhà báo Việt Nam đã bàn tới việc đưa biếm họa vào hệ thống Giải báo chí quốc gia, nhưng trước mắt chưa thuận. Nguyên nhân chính vẫn là bản thân biếm họa chưa tự khẳng định được mình bằng chất lượng” - ông Hà Minh Huệ chia sẻ.
Họa sĩ Trần Khánh Chương nói: TT&VH tổ chức giải Biếm họa vào các năm chẵn đã tạo ra sự hỗ trợ cực lớn đối với Hội Mỹ thuật. Sau 3 lần tổ chức, bây giờ Cúp Rồng tre của các bạn đã là một sân chơi đúng nghĩa...
Bút danh LEO được Lê Phương lấy ý tưởng từ hình tượng chú sư tử Leo, một nhân vật trong truyện tranh của họa sĩ biếm nổi tiếng người Nhật Bản Osamu Tezuka. Anh hiện giữ mục Góc biếm họa trên TT&VH Cuối tuần.
Tại Cơ quan đại diện Thông tấn xã Việt Nam ở TP.HCM, Ban tổ chức triển lãm biếm họa chủ đề Giao thông thời… hội nhập đã trao bức tranh Bài học muộn và tiền bán tranh của các họa sĩ biếm cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai.
"Nói ra điều này có thể nhiều người phật ý, chứ biếm họa Việt Nam hiện nay giống như loạn 12 sứ quân, bùng phát nơi này nơi kia, chưa có ai đủ bản lĩnh để đứng ra “nhất thống” - họa sĩ NOP.
"Tranh biếm là một loại hình nghệ thuật đặc biệt. Cả ngành mỹ thuật lẫn báo chí đều “thừa nhận” nó có liên quan đến mình. Nhưng cho đến nay, dù ít nhiều đã được quan tâm, tôi vẫn có cảm giác nó đang mang thân phận “con lai”" - Họa sĩ Nhốp.