14/08/2024 18:00 GMT+7 | Văn hoá
Trong một triển lãm mới, hấp dẫn và lôi cuốn, 3 lĩnh vực chính của nghệ thuật Nhật Bản được tập hợp lại và ca ngợi. Cụ thể, triển lãm mang tên The Three Perfections giới thiệu hơn 160 tác phẩm tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan ở New York (Hoa Kỳ), kéo dài đến ngày 3/8/2025.
Tất cả các tác phẩm đều được sáng tạo tại Nhật Bản, trong gần một thiên niên kỷ, thể hiện sức mạnh và sự phức tạp của 3 loại hình nghệ thuật này.
Nghệ thuật với đa giác quan
Trong không gian triển lãm, khán giả được tận hưởng sự kết hợp giữa âm thanh, cảm giác, thị giác để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của nghệ thuật Nhật Bản. Triển lãm tạo ra một môi trường đậm đặc văn hóa và thẩm mỹ Nhật Bản, kích thích giác quan của người xem ở nhiều mức độ khác nhau, tạo nên một trải nghiệm độc đáo và sâu sắc.
Về sự hoàn hảo, nghệ thuật Nhật Bản có quan niệm phức hợp. Ví dụ, khái niệm văn hóa wabi-sabi (侘寂: Sá tịch) bao hàm sự không hoàn hảo trong nghệ thuật, cho rằng nghệ thuật có những vết nứt và những dấu hiệu khác tương tự về sự tồn tại của nó trên thế giới này sẽ được ưa chuộng hơn nhiều và đẹp hơn. Những điều này gợi lên bản chất phù du, không vĩnh cửu và không đầy đủ.
Thật kỳ lạ khi triển lãm mới của Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan về hơn 1.000 năm nghệ thuật Nhật Bản có tên là The Three Perfections (Ba sự hoàn hảo), nhắc đến nghệ thuật thơ ca, thư pháp và hội họa.
Tuy nhiên, bảo tàng có những lý do của mình. Ngoài mục đích bao trùm khán giả trong bầu không khí đậm chất văn hóa và thẩm mỹ Nhật Bản, đồng thời bảo tàng cũng muốn thu hút các giác quan của khán giả ở nhiều cấp độ nhất có thể. Monika Bincsik, đồng giám tuyển triển lãm cùng với John T. Carpenter, cho biết: "Triển lãm này thực sự là một trải nghiệm đa giác quan. Khi bạn tạo ra thư pháp, bạn ngửi thấy mùi mực, bạn chạm vào cọ vẽ, bạn có một hộp viết sơn mài tuyệt đẹp. Có rất nhiều kết nối trong triển lãm này kết hợp tất cả các loại giác quan".
Mỗi 1 trong 10 phòng trưng bày của triển lãm đều tạo ra một tâm trạng khác nhau và đưa người xem đến một giai đoạn lịch sử khác nhau, cung cấp nhiều hiểu biết sâu sắc về thẩm mỹ Nhật Bản. Ví dụ, một phòng trưng bày tràn ngập những âm thanh thôi miên và mê hoặc của những bài thơ được ngâm theo thể thức hồi thế kỷ 11. "Thật du dương và rất êm dịu" - Carpenter nói. Nghe những bài thơ được ngâm sẽ biến đổi nhịp điệu và ý nghĩa của nó, cũng giống như nhìn thấy nó được khắc vào nghệ thuật thông qua việc thực hành thư pháp.
Một phòng khác cho phép người xem chứng kiến một cuộc thi thơ trong đó các bài thơ được đọc trong bầu không khí cạnh tranh, nhằm đưa người xem trở về thời đại mà những cuộc tụ họp như vậy là chuyện thường ngày. Một phòng khác trưng bày các tác phẩm sơn mài do các nhà sư làm, ban đầu là những đồ vật thờ cúng tương tác mà vô số tín đồ sẽ yêu thương chạm vào và vuốt ve tại các đền thờ Shinto và chùa Phật giáo. Bincsik cho biết: "Bạn có thể thấy những vết tay của mọi người đã chà xát lớp sơn mài qua nhiều năm tháng".
Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong các phòng trưng bày này còn có mục đích là để thưởng thức theo cách thiền định và chiêm nghiệm, Bincsik chia sẻ rằng cô rất hy vọng người xem tận dụng triển lãm để làm như vậy. "Bạn phải chậm lại, dành thời gian và tưởng tượng như thể đó là một tác phẩm nghệ thuật trong căn hộ của chính mình. Điều đó rất khác so với tư duy của chúng ta ở thế kỷ 21, đặc biệt là lối sống của người New York. Đây thực sự là một cơ hội tốt để đắm mình vào một thế giới thẩm mỹ hoàn toàn khác".
Các tác phẩm được trưng bày còn có mục đích là để thưởng thức theo cách thiền định và chiêm nghiệm.Bạn phải chậm lại và tưởng tượng như thể đó là tác phẩm nghệ thuật trong căn hộ của chính mình.
Tôn vinh nữ nghệ sĩ trong lịch sử
Trước kia, trong lịch sử nghệ thuật, việc mất cân bằng giới tính đã dẫn đến sự thiếu thốn và bất công đối với nghệ sĩ nữ. Trong nhiều thế kỷ, phụ nữ thường bị xem thường và bị cấm định hình sự nghiệp nghệ thuật của mình. Họ thường bị hạn chế trong việc tiếp cận giáo dục và tài năng của mình không được công nhận.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, nữ nghệ sĩ đã phải sử dụng bút danh nam để được sáng tạo và được công chúng chấp nhận. Sự chênh lệch giới tính này đã khiến cho nhiều tác phẩm nghệ thuật của phụ nữ không được đánh giá đúng giá trị và không được truyền tải đến thế hệ sau một cách công bằng.
Tuy nhiên, những nỗ lực cải thiện tình hình đã dần dần thay đổi từ thế kỷ 20 đến hiện đại. Phụ nữ ngày nay có thể tự do thể hiện tài năng và sáng tạo của mình trong mọi lĩnh vực nghệ thuật mà không gặp phải những rào cản về giới tính như trước đây. Điều này giúp tạo ra một cộng đồng nghệ sĩ đa dạng và phong phú hơn, đồng thời làm cho nghệ thuật trở nên đa chiều và phong phú hơn trong mắt công chúng.
Triển lãm The Three Perfections cũng tôn vinh và đánh giá cao vai trò của các nghệ sĩ nữ trong lịch sử nghệ thuật Nhật Bản bằng cách truyền đạt sự cân bằng giới tính trong lĩnh vực thư pháp. Điều này không chỉ thúc đẩy việc đánh giá vị trí của phụ nữ trong nghệ thuật, mà còn giúp khán giả hiểu rõ hơn về đóng góp to lớn của họ trong tác phẩm nghệ thuật truyền thống.
Một trong nhữngtác phẩm thư pháp ấn tượng được trưng bày tại đây là Truyện kể Genji, một tác phẩm văn học kinh điển của Nhật Bản, thường được coi là tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới. Tác giảcủa Truyện kể Genji là nữ sĩ cung đình Nhật Bản có biệt danh là Murasaki Shikibu (978 - 1019?), không rõ tên thật của bà là gì.
Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu những thư pháp của nữ nghệ sĩ Ono Otsu, một trong những nghệ sĩ được ngợi ca nhất thời kỳ Edo của Nhật Bản. Carpenter cho biết: "Tôi nghĩ bà ấy thậm chí còn giỏi hơn bất kỳ ai trong 3 nhà thư pháp nam vĩ đại thời bấy giờ. Một trong những mục tiêu của triển lãm này là nâng cao danh tiếng ở phương Tây của nữ thi sĩ vĩ đại này".
Vài nét về Ono Otsu
Ono Otsu (1559 hoặc 1568 - 1631, còn được gọi là Ono no Ozu), là một nữ quý tộc, nhà thư pháp, nhà thơ, họa sĩ và nhạc sĩ người Nhật. Được biết đến với tài năng và sự đóng góp xuất chúng trong lĩnh vực thư pháp, Ono no Ozu đã để lại dấu ấn sâu đậm trong văn hóa nghệ thuật của đất nước mặt trời mọc.
Otsu chủ yếu viết bằng kana (tạm gọi là ký tự Nhật), xen kẽ với các chữ kanji (chữ Hán) xa hoa để tạo nên những từ gợi cảm giác thơ mộng. Những biến thể, đôi khi tinh tế, đôi khi ấn tượng, trong độ sâu của các nét cọ và khoảng cách cơ bản giữa các ký tự và nhóm ký tự là những đặc điểm nổi bật trong phong cách của bà.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất