Thuốc lá - kẻ giết người

15/10/2020 10:00 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Thống kê của Tổ chức y tế thế giới, thuốc lá là nguyên nhân gây ra 90% số ca mắc ung thư phổi và 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hàng năm trên thế giới. Tại Việt Nam, số liệu của bệnh viện Ung bướu Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc lá là 96,8%. Đây là con số báo động cho thấy thuốc lá đang ầm thầm tàn phá sức khỏe và tước đoạt mạng sống của rất nhiều người trên thế giới mỗi năm.

Báo động gia tăng tình trạng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ

Báo động gia tăng tình trạng hút thuốc lá điện tử ở giới trẻ

"Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở nhóm học sinh tuổi từ 13-17 tại Việt Nam là 2,6%. Thực trạng hút thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên Việt Nam đang tăng cao, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ tạo ra dịch bệnh kép khi gia tăng lượng người hút thuốc mới trong khi người hút thuốc lá truyền thống vẫn không giảm".

Chú thích ảnh

Hút thuốc là nguyên nhân được biết đến nhiều không những gây ung thư phổi mà nó còn gây ra nhiều bệnh lý khác:

Bệnh lý về phổi

Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen, nhiễm trùng đường hô hấp.

Chú thích ảnh

Các bệnh lý về tim mạch

1. Hút thuốc ảnh hưởng đến huyết áp.

2. Bệnh mạch vành: Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, Rối loạn nhịp tim và đột tử, phình động mạch chủ, bệnh cơ tim.

Hút thuốc và các bệnh lý sản phụ khoa

1. Tổn thương các noãn bào.

2. Tiết hormon bất thường.

3. Hạn chế hiệu quả điều trị vô sinh, rối loạn tình dục ở nam giới.

4. Sảy thai tự phát.

Biến chứng do thuốc lá ở phụ nữ có thai

1. Vỡ ối sớm

2. Đẻ non

3. Biến chứng về phụ khoa

4. Thuốc lá gây ra các bệnh lý ung thư

Chú thích ảnh

- Ung thư phổi.

- Các loại ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ.

- Ung thư thực quản.

- Ung thư thanh quản.

- Ung thư miệng.

- Ung thư mũi.

- Ung thư thận và bang quang.

- Ung tư tuyến tụy.

- Ung thư bộ phận sinh dục.

- Ung thư âm hộ.

- Ung thư tử cung.

- Ung thư dương vật.

- Ung thư hậu môn và đại trực tràng.

Lời khuyên dành cho những ai hút thuốc lá

Ở nước ta chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2005 NĐ-CP, ngày 6/4/2005 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, theo đó sẽ phạt cảnh cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

- Hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng như: Trong rạp hát, rạp chiếu phim, phòng họp, phòng làm việc, bệnh viện, thư viện, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng, trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc ở những nơi công cộng khác có quy định cấm.

- Bán thuốc lá, thuốc lào cho trẻ em dưới 16 tuổi. Thiết thực thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút thuốc lá. Không hút nơi có trẻ em và người già, nhắc nhở người khác khi hút thuốc nơi công cộng.

Lợi ích đối với sức khoẻ khi bỏ thuốc lá

Cơ thể sẽ không còn tích luỹ chất độc, loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh đã nêu trên. Nếu bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

Những điều đáng nhớ

Vì một cộng đồng không khói thuốc! Vì sức khỏe của mỗi người. Vì tương lai con em chúng ta:

1. Xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc sẽ giúp cho người không hút thuốc giảm được nguy cơ tiếp xúc thụ động với khói thuốc, vì vậy sẽ giảm được nguy cơ bệnh tật và tử vong có liên quan đến thuốc lá, qua đó tiết kiệm được chi phí khám chữa bệnh và giảm số ngày nghỉ ốm do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá.

2. Môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ hạn chế các nguy cơ cháy nổ do việc hút thuốc, tàn thuốc… giảm bớt chi phí cho vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ.

3. Môi trường làm việc không khói thuốc lá sẽ giúp những người nghiện thuốc lá có thêm quyết tâm để bỏ thuốc hoặc giảm bớt mức độ hút thuốc lá. Chi tiêu cho thuốc lá sẽ dành cho các chi tiêu có lợi hơn như: thực phẩm, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa…

4. Môi trường làm việc không khói thuốc góp phần tạo ra nếp sống văn minh, lịch sự, nêu cao tinh thần giữ gìn sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh không thuốc lá.

Các thầy và các bạn sinh viên nam hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ và đừng:

Chú thích ảnh

- Đừng hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc.

- Đừng hút thuốc lá nơi công cộng.

- Đừng hút thuốc lá trước mặt trẻ em.

- Đừng mời hoặc nhận thuốc lá từ bạn bè, đồng nghiệp.

Và hãy:

- Hãy giảm hút thuốc lá.

- Hãy cai nghiện thuốc lá.

- Hãy kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút.

- Hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc lá.

Nguyễn Thị Oanh

(Khoa Hồi sức tích cực chống độc - BV Hoàn Mỹ Cửu Long)

Viêm phổi mắc phải cộng đồng

Viêm phổi mắc phải cộng đồng bao gồm các nhiễm khuẩn phổi xảy ra ở ngoài bệnh viện, biểu hiện bằng viêm phổi thùy, viêm phổi đốm hoặc viêm phổi không điển hình. Đặc điểm chung là có hội chứng đông đặc phổi và bóng mờ phế nang hoặc mô kẽ trên phim x quang phổi; bệnh do vi khuẩn, vi rút, nấm và một số tác nhân khác, nhưng không do trực khuẩn lao. Đây là bệnh lý thường gặp trong thực hành nội, nhi khoa.

Tỷ lệ mắc chung của viêm phổi mắc phải ở cộng đồng khoảng 5,16 - 6,11/1.000 người trong năm và tăng theo tuổi. Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm phổi nhưng 2 nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất là: Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và người già trên 65 tuổi. Mùa hay gặp là mùa Đông. Nam gặp nhiều hơn nữ. Ở Việt Nam, viêm phổi chiếm 12% bệnh phổi.

Triệu chứng và dấu hiệu của viêm phổi thay đổi theo thể nhẹ đến nặng và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mầm bệnh, tuổi và bệnh toàn thân. Bệnh khởi phát đột ngột, có cơn rét run và sốt cao 39°C - 40°C. Đau ngực có khi rất nổi bật. Ho và khạc đờm, đờm mủ, môi khô, lưỡi bẩn. X-quang phổi chuẩn cho thấy có hình ảnh của viêm phổi.

Điều trị cần theo độ nặng của bệnh, mức độ nhẹ chỉ cần uống thuốc tại nhà và tái khám khi hết thuốc. Với bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi nặng cần nhập viện theo dõi và điều trị.

Để phòng bệnh viêm phổi cộng đồng thì chúng ta cần loại bỏ những yếu tố kích thích độc hại như thuốc lá, thuốc lào. Giữ ấm cổ ngực trong mùa lạnh. Tiêm vắc xin phòng cúm mỗi năm 1 lần, phòng phế cầu 5 năm 1 lần cho những trường hợp có bệnh phổi mạn tính, suy tim, trên 65 tuổi, đã cắt lách. Biện pháp cuối cùng là điều trị các ổ nhiễm trùng ở tai mũi họng, răng hàm mặt.

Tóm lại viêm phổi mắc phải cộng đồng khá phổ biến, bệnh có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng và có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không phát hiện các triệu chứng nặng và xử trí tích cực kịp thời. Các biện pháp phòng ngừa có vai trò tích cực và hiệu quả đối với bệnh viêm phổi mắc phải cộng đồng.

Lê Thị Anh Thư

(Khoa Hồi sức tích cực chống độc - BV Hoàn Mỹ Cửu Long)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm