Gợi ý mâm lễ cúng Tết Hàn thực 2022 đầy đủ

03/04/2022 20:03 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Mâm cỗ Tết Hàn thực cơ bản thường bao gồm bánh trôi, bánh chay, hương, hoa, trầu cau.

Tết Hàn thực 2022: Nguồn gốc, ý nghĩa, văn khấn và những điều cần lưu ý

Tết Hàn thực 2022: Nguồn gốc, ý nghĩa, văn khấn và những điều cần lưu ý

Ngày 3/3 âm lịch là ngày Tết Hàn thực được tổ chức rộng rãi trong các gia đình ở Việt Nam, nhất là ở các tỉnh phía Bắc.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực 

Mâm cỗ cơ bản thường bao gồm bánh trôi, bánh chay, hương, hoa, trầu cau.

Bánh trôi, bánh chay

Bánh trôi, bánh chay là lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Hàn thực 3/3. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Sinh, số lượng bánh trôi, bánh chay trong mâm cúng nên là 5 hoặc 3 bát.

Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, đổ nước đường lên trên, bày lên đĩa, để nguội, thắp hương.

Đây là đồ cúng quan trọng nhất làm nên nét riêng cho tết Hàn thực ở Việt Nam. Vì thế, người dân một số vùng Bắc Bộ còn gọi Tết Hàn thực là ngày bánh trôi, bánh chay.

Bâm lễ cúng Tết Hàn thực 2022, Bài cúng Tết Hàn thực 2022, Văn khấn Tết Hàn thực, Tết Hàn thực 2022, Văn khấn Tết Hàn thực 2022, van khan tet han thuc, cung tet han thuc

Hương, hoa tươi, trầu cau

Trong lễ cúng dù to hay nhỏ của người Việt đều không thể thiếu nén hương, hoa tươi và trầu cau để trên ban thờ. Do vậy, vào ngày Tết Hàn thực, mâm cúng cũng sẽ không thể thiếu những thứ này. 

Ngũ quả                                                 

Tùy từng mùa, tùy điều kiện mỗi nhà, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím... để đại diện cho ngũ hành, dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành.

Ngoài các món trên, gia đình có thể chuẩn bị thêm tiền vàng, một ly nước sạch và 3-5 chén trà.

Bâm lễ cúng Tết Hàn thực 2022, Bài cúng Tết Hàn thực 2022, Văn khấn Tết Hàn thực, Tết Hàn thực 2022, Văn khấn Tết Hàn thực 2022, van khan tet han thuc, cung tet han thuc

Văn khấn Tết Hàn thực 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài bản cảnh thành hoàng, ngài bản xứ thổ địa, ngài bản gia táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô di, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ chúng con là… ngụ tại…

Hôm nay là ngày… (đọc ngày theo âm lịch) gặp tiết Hàn thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ tổ khảo, tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị tiền chủ, hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Cúng Tết Hàn thực vào giờ nào?

Phần lớn các gia đình cúng Tết Hàn thực vào khoảng thời gian thuận tiện nhất, không quá cầu kỳ chọn giờ. Tuy nhiên, nếu coi trọng điều này, bạn có thể tham khảo các giờ cúng đẹp theo quan niệm phong thủy, gồm: Giờ Dần (3-5h), giờ Thìn (7- 9h), giờ Tỵ (9-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h), giờ Hợi (21h-23h). 

Các giờ được cho là xấu gồm: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).

Anh Tuấn (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm