5 kỹ năng giải quyết xung đột khi làm việc nhóm

15/09/2020 09:00 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn)- Xu hướng làm việc nhóm rất được ưa chuộng bởi không những khiến hiệu quả công việc ngày càng cao mà kỹ năng cá nhân của từng người trong đội nhóm cũng được cải thiện khá nhiều.

Vì vậy, đó cũng là tiền đề cho những mâu thuẫn xuất hiện nhiều hơn khi các ý kiến trong đội nhóm xảy ra xung đột. Để bảo đảm được sự vận hành tốt của bất kỳ đội nhóm nào thì các thành viên phải có trách nhiệm cùng nhau giải quyết những xung đột phát sinh. Dưới đây là 5 kỹ năng giải quyết xung đột cần thiết.

Giải quyết mâu thuẫn sớm nhất có thể

Có thể thấy, tinh thần đồng đội luôn là yêu cầu hàng đầu của nhà tuyển dụng đối với ứng viên tìm việc làm ở Long An, TPHCM hay bất cứ nơi đâu khác bởi nó giúp nâng cao năng suất của tập thể và xây dựng một đôi ngũ vững mạnh. Vì vậy, nếu rắc rối đã nảy sinh giữa bạn và đồng nghiệp và tồn tại như vậy trong một thời gian, đừng đợi cho đến khi cả hai cảm thấy hoàn toàn “ghét” nhau.

Điều này là vô cùng tiêu cực khi vẫn làm việc nhưng trong trạng thái bất hợp tác và tách rời nhau. Đừng nên cho rằng mâu thuẫn sẽ tự động qua đi nếu bạn không có bất kỳ động thái nào nhằm giải quyết chúng. Giải quyết rắc rối càng sớm sẽ ngăn nó trở thành một vấn đề lớn hơn - đặc biệt nếu chuyện thực sự chỉ là một sự hiểu lầm hoặc một sai sót tương đối nhỏ.

Chú thích ảnh

Giữ bình tĩnh khi lắng nghe và trình bày

Khi xuất hiện bất đồng với các thành viên trong đội nhóm, mọi thứ thường trở nên căng thẳng và khó chịu. Đặc biệt ở nơi làm việc, chúng ta không có lợi gì nếu để cho sự nóng nảy của mình mất đi sự kiểm soát. Nó không chỉ làm gia tăng xung đột mà còn có thể khiến bạn bị mang tiếng khó làm việc chung, điều này sẽ làm giảm sự tín nhiệm không những trong môi trường làm việc hiện tại mà còn kéo theo những vấn để ở môi trường mới trong tương lai.

Hai thời điểm quan trọng nhất mà bạn cần giữ bình tĩnh đó là khi lắng nghe người khác, và khi bảo vệ quan điểm của mình. Bạn hãy cố gắng kiểm soát cảm xúc bằng cách nói chậm rãi, giữ nhịp thở ổn định để không ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc.

Chú thích ảnh

Tìm ra những điểm chung

Một trong những kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả nữa là tập trung vào những điểm chung. Những điểm chung đó có thể là “cả hai chúng ta đều muốn dự án này thành công” hoặc “cả hai chúng ta đều đã cố gắng rất nhiều”, suy nghĩ này sẽ nhắc nhở bạn rằng, ngay cả khi hai bạn không quá hòa hợp trong công việc thì nhiệm vụ chung, mục tiêu chung vẫn phải hoàn thành. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn vẫn phải tiếp tục hợp tác với các thành viên để đội nhóm đạt được những chỉ tiêu đã đề ra trong kế hoạch ban đầu.

Giải quyết vấn đề mặt đối mặt

Trong nhiều kỹ năng giải quyết xung đột thì mặt đối mặt cùng tháo gỡ mâu thuẫn là cách tốt nhất. Thông thường, tâm lý chung khi gặp phải mâu thuẫn công sở là thái độ e dè, thu mình không dám đối diện với hoàn cảnh. Lúc này bạn có thể muốn giải quyết mọi việc qua email, tin nhắn điện thoại, thậm chí qua trung gian là người thứ ba…. Nhưng cố gắng giải quyết bất đồng theo cách này là không hiệu quả và có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn - vì rất dễ hiểu lầm suy nghĩ của ai đó khi không đi kèm với những thứ như giọng nói hoặc nét mặt. Vì vậy, chỉ nên nhắn tin để tạo một cuộc hẹn cá nhân và nói chuyện trực tiếp để hiểu rõ hơn về suy nghĩ của đồng nghiệp.

Chú thích ảnh

Không kể lể, “buôn chuyện” sau lưng đồng nghiệp

Và kỹ năng cuối cùng thường được xem là tương đối khó rèn luyện ở môi trường công sở đó là “ngồi lê đôi mách”. Khi xảy ra xung đột với đồng nghiệp rất nhiều người có thói quen kể lể cho những người ở bộ phận phòng ban khác trong giờ ăn trưa, nghỉ ngơi. Hoặc thậm chí bạn còn sẵn sàng kể với chính thành viên trong đội nhóm nhằm lôi kéo sự ủng hộ của họ về bản thân mình. Thực sự điều này sẽ khiến bạn rất thiếu chuyên nghiệp nếu có ai đó nghe thấy bạn nói xấu đồng nghiệp. Thứ hai, sẽ không công bằng với người mà bạn đang có xung đột, vì mọi người vẫn phải làm việc cùng nhau nên việc kể lể sẽ chẳng mang lại tác dụng gì ngoài làm căng thẳng trở nên càng lúc càng khó giải quyết.

Với 5 kỹ năng giải quyết xung đột trong đội nhóm trên đây, hy vọng thông sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm xử lí mâu thuẫn trong quá trình làm việc tại môi trường doanh nghiệp tập thể.

Tiến Huy

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm