(Thethaovanhoa.vn) -
SEA Games chính là điểm hội tụ những tài năng của thể thao Việt Nam và sau những gì đã thể hiện, nhiều cái tên đã được vinh danh với các giải thưởng trong các cuộc bầu chọn khác nhau. Cũng có VĐV lỗi hẹn với các cuộc tranh tài tại SEA Games 27 trên đất Myanmar nhưng nhắc đến thành công của TTVN ở hiện tại và trong tương lai không thể không nhắc đến họ.Kình ngư Ánh Viên tấn công đấu trường AsiadĐến với thể thao đỉnh cao từ những cuộc đấu phong trào, nhưng với tố chất và tài năng thiên bẩm, kình ngư trẻ người Cần Thơ được xem là “báu vật” của bơi lội Việt Nam. 17 tuổi, cao 1m72 nặng 64kg cùng chiều dài sải tay, lên tới 1m98, đây là chỉ số hình thể đáng mơ ước với bất cứ kình ngư nào ở khu vực châu Á.
Ánh Viên tập luyện xuyên Tết nguyên đán tại Mỹ. Ảnh: Quang NhựtNgay từ khi mới được gọi vào đội tuyển quốc gia, Nguyễn Thị Ánh Viên đã giành tới 5 HCV tại giải vô địch Đông Nam Á, sau đó 1 năm sau là suất tham dự Olympic London 2012. Tại SEA Games 27, Ánh Viên trở thành VĐV xuất sắc nhất không chỉ của đội tuyển bơi lội mà cả đoàn TTVN khi giành tới 3 tấm HCV, phá 2 kỷ lục SEA Games. Đây cũng chính là các tấm HCV đầu tiên của bơi lội nữ Việt Nam ở sân chơi SEA Games.
Không chỉ dừng lại với “ao làng” Đông Nam Á, với việc được Tổng cục TDTT đầu tư trọng điểm, Ánh Viên được nhắm cho mục tiêu huy chương, thậm chí là HCV Asian Games lần đầu được tổ chức tại Việt Nam năm 2019. Ngay trong năm 2014 tại Asiad 17 ở Incheon (Hàn Quốc), Ánh Viên cũng được chờ đợi giúp TTVN được vinh danh trên đấu trường châu lục.
Lực sỹ Thạch Kim Tuấn: Vững tâm lý là sẽ thành côngSinh ra trong một gia đình nghèo có 4 anh chị em thuộc huyện Hàm Tân, Bình Thuận. 3 tuổi, mẹ qua đời vì bị tai nạn giao thông, Thạch Kim Tuấn phải cùng chị em vào TP.HCM tìm kế sinh nhai.

Thạch Kim Tuấn phấn đấu duy trì sự ổn định trong năm 2014. Ảnh: ANTĐTình cờ làm quen rồi tài năng sớm phát lộ ở môn cử tạ mà chiến thắng đầu tiên quốc tế đầu tiên của chàng trai trẻ người Khmer này là tấm HCV lịch sử Olympic trẻ năm 2010. Tuy nhiên, ở hạng cân 56kg nam, trước cái bóng quá lớn của những người đàn anh như Hoàng Anh Tuấn (HCB Olympic Bắc Kinh 2008); Trần Lê Quốc Toàn... dường như cơ hội cho Kim Tuấn ở môn cử tạ hạng 56kg nam là không nhiều.
Phải đến năm 2013 này, Kim Tuấn mới thực sự bùng nổ để làm nên kỳ tích ở vị trí của người số 1. Giành 3 HCĐ tại giải VĐTG 2013, Kim Tuấn được chọn đại diện cho cử tạ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 27.
Và kỳ vọng ấy đã thành hiện thực, Thạch Kim Tuấn không chỉ lần đầu tiên giành HCV, anh còn phá 2 kỷ lục SEA Games ở hạng cân 56kg nam. Vượt qua điểm yếu tâm lý, Thạch Kim Tuấn giành HCV xứng đáng và HLV Huỳnh Hữu Chí có lý khi kiên trì giữ Tuấn ở lại thi đấu hạng 56kg thay vì chuyển lên hạng 62kg như một số lời góp ý.
Cô gái Hmông mê quyền anhVới việc đánh bại võ sĩ Thái Lan, Sudaporan Seesondee ở hạng cân 60 kg, Lừu Thị Duyên đã đem về chiếc HCV đầu tiên cho quyền Anh Việt Nam trong lịch sử những lần tham dự SEA Games.
Được triệu tập vào đội tuyển boxing quốc gia từ năm 2008, bằng tài năng thiên bẩm và ý chí, sự kiên trì trong tập luyện, Lừu Thị Duyên nhanh chóng trưởng thành. Năm 2010, Lừu Thị Duyên giành HCV tại Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần thứ VI, cũng trong năm này, cô gái người dân tộc Mông sinh ra tại Bảo Thắng (Lào Cai) tiếp tục có được tấm HCĐ tại giải vô địch boxing nữ châu Á.

Lừu Thị Duyên có một nghị lực đáng khâm phục. Ảnh: Q.TNăm 2011 tiếp tục là một năm thành công với Lừu Thị Duyên khi cô giành HCB tại giải vô địch boxing nữ trẻ thế giới; HCV giải tiền SEA Games 26 và HCV giải vô địch boxing nữ toàn quốc. Năm 2012 và 2013, Lừu Thị Duyên vẫn là một trong những cái tên được nhắc nhiều nhất trong làng boxing Việt Nam, khi cô đạt thành tích cao ở hai giải đấu lớn là giải vô địch boxing nữ toàn quốc và Cúp các câu lạc bộ boxing nữ toàn quốc.
Sau khi giành HCB giải trẻ thế giới, HCĐ giải VĐ châu Á và HCB SEA Games 26, đến SEA Games 27, Lừu Thị Duyên đã làm nên lịch sử cho quyền anh Việt Nam dù chiến thắng trong trận chung kết trước đối thủ người Thái Lan là không hề dễ dàng.
Đánh giá về cô gái Hmông đam mêm quyền anh, trưởng bộ môn quyền anh Tổng cục TDTT Vũ Đức Thịnh cho biết: “Nghị lực của Duyên rất đáng khâm phục. Cô là một trong số những võ sỹ trẻ cực kỳ triển vọng của quyền anh nữ Việt Nam. Nếu được đầu tư tốt, chắc chắn tài năng của Duyên sẽ không chỉ dừng lại ở đấu trường khu vực”.
Chiều 24/12/2013, Sở VH,TT&DL Lào Cai đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho Lừu Thị Duyên.
Cô gái bệnh tim, chân trần chinh phục những kỷ lụcNếu phải đi tìm tấm HCV ấn tượng nhất cho thể thao Việt Nam trong cả năm 2013 thì chắc chắn đó phải là huy chương của Phạm Thị Bình trên đường chạy marathon 42 km nữ tại SEA Games 27. Ý chí, nghị lực vượt khó đã mang lại thành công cho Phạm Thị Bình.
Nghị lực mang đến thành công cho Phạm Thị Bình42km, quá dài và quá đủ để khẳng định nghị lực cho những ai chinh phục quãng đường huyền thoại gắn với lịch sử Olympic. Nhưng với cô gái nghèo quê Quãng Ngãi này, nghị lực còn lớn hơn thế khi cô còn chiến thắng chính bản thân mình bằng đôi chân trần trên đường đua quốc tế.
Vượt nghèo bằng con đường thể thao chuyên nghiệp, nhưng rồi khi chưa giàu lên bằng thể thao, bằng cái nội dung khắc nghiệt nhất trong môn điền kinh, tai họa lại ập xuống, Bình bị phát hiện bệnh tim mà nếu tiếp tục thi đấu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Năm 2010, cô gái vùng quê nghèo Quảng Ngãi phải rất khó khăn mới gom đủ số tiền 45 triệu đồng để thực hiện ca phẫu thuật và phải nhờ sự giúp đỡ của một tổ chức từ thiện thì tài năng của thể thao Việt Nam mới có cơ hội trở lại đường đua.
Tấm HCV của Bình chỉ là 1 trong số 73 tấm HCV mà thể thao Việt Nam có được tại SEA Games, nhưng hình ảnh cô gái với đôi chân trần chinh phục ngôi vô địch, rạng ngời với lá cờ Tổ quốc thực sự là điểm sáng của TTVN.
Phát hiện của bơi lội Việt Nam tại SEA Games 27, Lâm Quang NhậtTính cho đến trước SEA Games 27, không nhiều người biết về Lâm Quang Nhật. Thế nhưng, mọi thứ đã thay đổi một cách chóng vánh.
Mới 16 tuổi nhưng Lâm Quang Nhật đến với bơi lội được 9 năm. Năm 2007, VĐV Quang Nhật bắt đầu tập luyện ở đội tuyển bơi TP HCM. Kình ngư trẻ này được chú ý khi giành hai HCV ở giải VĐQG diễn ra tháng 9/2013.

Lâm Quang Nhật là phát hiện của bơi lội Việt Nam tại SEA Games 27. Ảnh: Lê HàNgay sau đó, Quang Nhật được đưa đi tập huấn 50 ngày tại Pháp. So với thành tích khi giành chức vô địch quốc gia (16 phút 10 giây), kết quả tại SEA Games 27 của Quang Nhật tốt hơn 30 giây. Nó đánh dấu sự tiến bộ nhanh chóng của kình ngư này. Chuyên gia Wu Na từng huấn luyện đội bơi Trung Quốc tại Olympic 2008 và hiện là HLV của Lâm Quang Nhật cho biết chuyến tập huấn tại Pháp với những điều kiện và phương pháp hiện đại hàng đầu đã giúp cậu bé 16 tuổi này phát triển thành tích nhanh.
Trong khi đó, HLV từng phát hiện ra Quang Nhật cách đây 3 năm là Phạm Việt Nam cũng bất ngờ đến ngỡ ngàng với thành tích đột biến của cậu học trò cũ. “Dù Quang Nhật chuyên về các cự ly bơi dài, nhưng chúng tôi chẳng dám nghĩ em sẽ đoạt HCV, cao nhất chỉ là HCĐ. Vậy mà Quang Nhật đã làm được điều rất tuyệt vời!”, HLV Phạm Việt Nam chia sẻ.
Phan Thị Hà Thanh: Nữ VĐV TDDC số mộtMặc dù TDDC không được đưa vào chương trình thi đấu của SEA Games 27 nhưng nữ VĐV hàng đầu TDDC Việt Nam, Phan Thị Hà Thanh vẫn khép lại năm thi đấu 2013 một cách đáng nhớ. Tại giải TDDC quốc tế Toyota Cup 2013 diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/12, Phan Thị Hà Thanh đã xuất sắc giành HCV nội dung nhảy chống. Đây là nội dung sở trường của Hà Thanh, bởi vậy ngay ở lần nhảy đầu tiên, Hà Thanh đạt số điểm khá cao 15,150. Tiếp đến ở lần nhảy thứ 2, Hà Thanh đạt điểm 14,550 và điểm trung bình của Hà Thanh là 14,850, giành HCV. HCB thuộc về VĐV người Nhật Bản Murakami (14,400 điểm) và vị trí thứ 3 là VĐV Đỗ Thị Vân Anh (13,675 điểm). Toyota Cup là giải đấu rất có uy tín, nhờ sự góp mặt của nhiều VĐV tên tuổi hàng đầu thế giới, cũng như có giá trị giải thưởng cao.

Hà Thanh hứa hẹn tiếp tục tỏa sángSinh ngày 16/10/1991, Phan Thị Hà Thanh sinh ra trong một gia đình không có ai theo nghiệp thể thao, bố là cán bộ khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc, mẹ là bác sỹ. Năm 1997, Phan Thị Hà Thanh được HLV Vũ Hùng Thắng phát hiện tài năng khi đang học lớp 1 tại Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng).
Mặc dù bị đánh giá là thiếu những tố chất cơ bản của một VĐV thể dục dụng cụ tiềm năng như cơ thể thon gọn nhưng Phan Thị Hà Thanh có niềm đam mê , khát vọng lớn lao cùng ý chí và nghị lực phi thường. Chính nhờ những yếu tố này mà Hà Thanh đã liên tiếp mang những tấm HCV trên khắp các đấu trường về cho TDDC nói riêng và TTVN nói chung.
Quách Thị Lan, hôn mê ngay trên vach đíchVới những người hâm mộ thể thao Việt Nam khi theo dõi SEA Games 27, cụ thể là các cuộc tranh tài của môn điền kinh chắc chắn không thể quên được hình ảnh của VĐV người Mường, Quách Thị Lan trên đường chạy 400m rào nữ.
Trong quá trình nước rút về đích, khi vượt qua thanh rào cuối cùng, Quách Thị Lan bị mất đà, chới với rồi ngã xuống ngay trên sân. Mặc dù vậy, Lan vẫn cố gắng nhoài người về đích để có thể đem về cho đoàn Thể thao Việt Nam tấm HCB chung cuộc. Ngay sau đó, Quách Thị Lan ngất xỉu, hôn mê và mất tri giác tạm thời.

Quách Thị Lan tiếp tục được đầu tư trọng điểm trong năm 2014Chỉ sau đó một ngày, Lan lại cùng Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Thủy dự tranh nội dung 4x400m tiếp sức nữ. Trong cả 2 nội dung thi đấu dù không thể giành được HCV nhưng với nỗ lực đã thể hiện, Quách Thị Lan đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt người hâm mộ.
Cùng với người anh trai Quách Công Lịch, Quách Thị Lan là phát hiện mới của điền kinh Việt Nam và được đầu tư tập huấn dài hạn tại nước ngoài theo nguồn kinh phí có sự kết hợp giữa Tổng cục TDTT và tỉnh Thanh Hóa. Cô được coi là niềm hy vọng mới trên đường chạy 400m và 400m rào nữ.
Lý Hoàng Nam nhắm đến Grand Slam trẻCũng như TDDC, quần vợt đã không được đưa vào chương trình thi đấu của SEA Games 27. Điều đó có nghĩa tay vợt trẻ đầy tài năng Lý Hoàng Nam đã không có cơ hội thi đấu cùng những đối thủ trong khu vực. Trong năm 2013, Hoàng Nam đã thi đấu cực kỳ thành công khi bảo vệ ngôi VĐQG, vô địch đơn nam tại Đại hội thể thao trẻ châu Á cũng như chức vô địch giải đấu quốc tế tại Thái Lan.
Lý Hoàng Nam tiếp tục xin rút khỏi đội tuyển quần vợt Việt Nam dự vòng loại Davis Cup nhóm 2 2014Không có SEA Games, Lý Hoàng Nam hướng đến việc tích lũy đủ điểm để tham dự giải Grand Slam Australia mở rộng sẽ được diễn ra đầu năm 2014. Lý Hoàng Nam cũng không tham dự giải quần vợt Đông Nam Á 2013, giải được tổ chức nhằm thay thế cho SEA Games.
Hoàng Nam sinh ra tại Gò Dầu (Tây Ninh). Năm 9 tuổi, Hoàng Nam được ba dẫn lên Bình Dương xin học quần vợt dưới dự dẫn dắt của tay vợt hàng đầu Trần Đức Quỳnh. Nhờ có năng khiếu lại chịu khó tập luyện, có tinh thần cầu tiến, thêm sự tài trợ của hội Becamex Bình Dương, Hoàng Nam liên tiếp đoạt ngôi vô địch U14, U16, U18 quốc gia. Cả 3 giải đấu này Hoàng Nam đều thi đấu vượt tuổi: 12 tuổi vô địch U14, 14 tuổi vô địch U16 và 16 tuổi vô địch U18.
Vào ngày 12 tháng 10 2012, Hoàng Nam đã đánh bại đối thủ Trần Đoàn Anh Khoa (hơn mình 7 tuổi) để đoạt chức VĐQG sau khi đã hạ đàn anh Đỗ Minh Quân trong vòng bán kết, người từng nhiều năm liền thống trị nội dung đơn nam. Với chiến thắng này Hoàng Nam cũng phá kỷ lục của Đỗ Minh Quân (vô địch lúc 18 tuổi, 8 tháng) để trở thành tay vợt vô địch trẻ tuổi nhất.
Tại Đại hội thể thao trẻ Châu Á 2013 ở Nam Kinh (Trung Quốc), Hoàng Nam đã đoạt được HCV đơn nam sau khi hạ tay vợt Mendoza Zosimo (hạng 89 ITF) người Philippines, mặc dù đã thua ở set đầu. Tại giải vô địch quần vợt quốc gia 2013, Hoàng Nam đã thắng Nguyễn Hoàng Thiên (6-2,5-7,6-3), bảo vệ chức vô địch.
Vào ngày 27/10/2013 Hoàng Nam thắng trận chung kết giải U18 ITF Grade 2 Bangkok 2013, khi đối thủ người Nga Boris Pokotilov (103 ITF) bỏ cuộc vì bị chấn thương, sau khi bị dẫn 6-7. Với thành tích này Hoàng Nam vượt lên được 47 bậc, đứng hạng 95, trở thành thiếu niên Việt Nam đầu tiên có hạng dưới 100 ITF.
Chí Lâm (tổng hợp)