Ẩn ý phía sau cách xưng hô 'Trẫm' của Tần Thủy Hoàng, đặc biệt đến mức những Hoàng đế về sau cũng học theo

21/03/2023 20:30 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Cách xưng hô "Trẫm", mang theo ý nghĩa đặc biệt, là lựa chọn tốt nhất cho sự tồn tại độc nhất của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng.

Ai đam mê xem phim truyện cổ trang Trung Quốc hẳn sẽ rất quen thuộc với những từ xưng hô như “Tại hạ”, “Bỉ nhân”, “Ngộ”... Những từ này nghe có vẻ lịch sự, nhưng vào thời kỳ vua chúa xưa ở Trung Quốc, chúng được người dân sử dụng hàng ngày, ai cũng có thể dùng được.

Trong triều đại phong kiến, từ ngữ xưng hô của Hoàng đế chỉ dành riêng cho ông, không ai có thể sử dụng hoặc đúng hơn là không dám sử dụng. Trong đó từ được các Hoàng đế dùng phổ biến nhất chính là "Trẫm" - xưng hô chuyện biệt được lưu truyền từ thời Tần Thủy Hoàng, một trong những Thiên cổ nhất đế của Trung Quốc.

Ẩn ý phía sau cách xưng hô 'Trẫm' của Tần Thủy Hoàng, đặc biệt đến mức những Hoàng đế về sau cũng học theo - Ảnh 1.

Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước chư hầu và thành lập triều đại thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc - nhà Tần.

Ông lên ngôi Tần vương năm 13 tuổi và trở thành Hoàng đế năm 38 tuổi. Thay vì tiếp tục xưng vương như các vị vua thời nhà Thương và nhà Chu, để đánh dấu mốc cho việc thống nhất Trung Hoa và chứng tỏ nhà Tần còn vĩ đại hơn các triều đại trước, ông tự tạo ra một danh hiệu mới là "Hoàng đế" và tự gọi mình là Thủy Hoàng đế.

Trong thời kỳ như một khởi đầu mới của nền văn minh Trung Hoa này, Tần Thủy Hoàng quyết định thực hiện cuộc cải cách lớn và thi hành chế độ thống trị mới, bao gồm thiết lập hệ thống quan lại nắm quyền ở địa phương do triều đình chỉ định thay vì phân chia ban tước cho các quý tộc như trước kia, cho phép nông dân sở hữu đất. Nhân dân phải học cùng một loại chữ viết, sử dụng phương pháp đo lường thống nhất và tuân thủ hệ thống luật pháp chặt chẽ.

Tần Thủy Hoàng, người tự cho rằng bản thân đã thành công vượt qua "Tam hoàng Ngũ đế" (những nhân vật cai trị cổ xưa được cho là đã khai sinh ra nền văn minh Hoa Hạ), cũng chọn cho mình một cách tự xưng đặc biệt là "Trẫm".

Ẩn ý phía sau cách xưng hô 'Trẫm' của Tần Thủy Hoàng, đặc biệt đến mức những Hoàng đế về sau cũng học theo - Ảnh 3.

"Trẫm" (朕) xuất hiện sớm nhất vào thời kỳ người Trung Quốc xưa sử dụng Giáp cốt văn (văn tự, chữ viết khắc trên xương cốt động vật). Tuy nhiên, ở giai đoạn này, “Trẫm” là cách gọi tự xưng phổ biến mà tất cả mọi người đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, so với các cách gọi khác, "Trẫm" thường được nhóm người có quyền lực và địa vị yêu thích hơn. Cuối thời kỳ Chiến Quốc, "Trẫm" dần không được sử dụng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, thay vào đó là "Ngã" và "Ngộ" (đều mang ý nghĩa: tôi, bản thân).

Vì vậy, Tần Thủy Hoàng đã chọn "Trẫm" - từ đã không còn phổ biến đối với người bình thường, vừa thể hiện sự đặc biệt của bản thân, vừa có thể khiến dân thường thích ứng nhanh hơn và tránh né cách tự xưng độc tôn của Hoàng đế.

Ngoài ra, việc Tần Thủy Hoàng sử dụng "Trẫm" để tự xưng còn có một ý nghĩa sâu xa hơn. Căn cứ theo chữ tượng hình (một trong 6 cách sáng tạo chữ Hán của Trung Quốc, bao gồm Tượng Hình, Chỉ sự, Hình thanh, Hội ý, Giả tá, Chuyển chú), hình thái ban đầu của chữ “Trẫm” trông giống một hình vẽ bao gồm chữ 舟 ("Chu", có nghĩa “thuyền”) bên trái và bộ chữ 灷 bên phải, ghép lại tạo nên ý nghĩa là "ngòi lửa trong thuyền". 

Ẩn ý phía sau cách xưng hô 'Trẫm' của Tần Thủy Hoàng, đặc biệt đến mức những Hoàng đế về sau cũng học theo - Ảnh 4.

Ở thời cổ đại, năng suất lao động của xã hội loài người còn thấp và đa phần phụ thuộc vào môi trường tự nhiên. Vào thời đó, con người thường tập trung sống dọc theo hai bên bờ sông, nước sông có thể dùng để uống và giặt giũ, cá dưới sông cũng là một trong những nguồn thức ăn chủ yếu. Trong hoàn cảnh như vậy, thuyền đã trở thành một công cụ quan trọng để mưu sinh và đánh bắt.

Lửa cũng chiếm một vị trí quan trọng trong các nền văn minh cổ đại, con người dùng lửa để nấu thức ăn và xua tan bóng tối. Dã thú có bản tính sợ lửa, nhờ đó con người tránh được trường hợp bị thú dữ làm hại. Hơn nữa, có lửa, con người mới có thể sáng tạo ra nhiều thứ mới. 

Ẩn ý phía sau cách xưng hô 'Trẫm' của Tần Thủy Hoàng, đặc biệt đến mức những Hoàng đế về sau cũng học theo - Ảnh 5.

Từ thời cổ đại, con người đã vô cùng tôn thờ ngọn lửa, từ đó sản sinh ra những đấng tối cao như “Thần lửa”. Cùng với đó, lửa được coi là biểu tượng của địa vị. 

Có thể nói, thuyền và lửa, một cái là nguồn gốc của tài sản và sự giàu có, cái còn lại là đại diện cho quyền lực, sự kết hợp của cả hai tượng trưng cho quyền lực tối thượng nhất theo quan niệm khi xưa. 

Từ quan điểm này, từ "Trẫm", mang theo ý nghĩa thuyền và lửa, thực sự là lựa chọn tốt nhất cho sự tồn tại độc nhất của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Kể từ đó, những Hoàng đế ở các triều đại tiếp theo của Trung Quốc cũng dùng từ này đã tự xưng, trở thành cách xưng hô quen thuộc như chúng ta đã biết trong phim cổ trang.

Nguồn: Sohu

Trung Hạ

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm