30/08/2023 16:50 GMT+7 | GenZ
Nhiều người lựa chọn không lập gia đình vì nhiều lý do khác nhau nhưng anh Tâm (SN 1980) có lẽ là người đặc biệt nhất khi độc thân để phụng dưỡng mẹ bạn thân.
Trong thế giới hiện đại, tình cảm gia đình vẫn luôn đóng vai trò quan trọng, thể hiện qua những hành động đẹp và tình thần hiếu thuận của con cái. Trong câu chuyện đầy cảm động này, hãy cùng hiểu thêm về người đàn ông sinh năm 1980, quyết định không lập gia đình, mà chọn sống độc thân để có thể dành thời gian chăm sóc và phụng dưỡng mẹ của bạn thân.
Anh Tâm chăm sóc mẹ bạn thân suốt 6 năm nay. Ảnh: Vietnamnet
Giữa trưa, căn phòng cuối cùng của dãy nhà trọ ở số 78 Nguyễn Trung Nguyệt (TP Thủ Đức, TP.HCM) đang vang vang một trích đoạn ca cổ bỗng nhiên im bặt. Trên chiếc giường sắt, cụ bà Nguyễn Thị Năm (SN 1937) cất tiếng gọi: "Tâm ơi, cho má miếng nước".
Từ dưới bếp, người đàn ông tên Nguyễn Mai Văn Tâm (SN 1980) tất tả chạy đến. Anh mở tủ lạnh lấy chai nước mát rồi cẩn thận đỡ bà cụ dậy trước khi đưa ống hút vào miệng cho bà uống.
Sự ân cần, chu đáo của anh khiến nhiều người xúc động. Tuy vậy, ít ai biết, anh Tâm không phải là con cháu hay người thân của bà Năm. Cả hai vì duyên nợ nên thương nhau như mẹ con.
Anh Tâm kể: "Má Năm là mẹ của bạn thân tôi. Tôi và con trai của má chơi thân với nhau từ nhỏ. Hồi đó, tôi thường đến nhà má chơi rồi ăn, ngủ lại như nhà mình. Lớn lên, vì cuộc mưu sinh, tôi và con trai má mỗi người mỗi ngả. Bỗng một ngày, tôi được anh ấy liên lạc, nhờ đến nhà chăm má. Bởi lúc này, má đang bệnh mà không có ai chăm sóc. Tôi nhận lời và chăm má từ đó đến bây giờ. Tính ra cũng đã 6 năm rồi".
Anh chàng sinh năm 1980 gác lại việc lập gia đình để phụng dưỡng mẹ bạn. Ảnh: Vietnamnet
Ngày còn trẻ, bà Năm có căn nhà nhỏ ở quận 4, TP.HCM. Sau khi chồng mất, bà ở vậy bươn chải nuôi lớn 5 người con. Các con trưởng thành, bà bán căn nhà chia cho mỗi người một ít làm vốn. Con gái lần lượt đi lấy chồng, bà Năm sống với người con trai út. Cách đây nhiều năm, vì cuộc sống khốn khó, con trai bà quyết định sang Thái Lan làm việc. Bà Năm ở lại, sống với một người con gái. Không may, chị này gặp tai nạn, không đủ sức chăm sóc mẹ.
Ngoài người này, bà cũng mất một cô con gái trong đại dịch vừa qua. Hai cô con gái còn lại của bà Năm dẫu có gia đình riêng nhưng ai cũng khó khăn nên không thể chăm mẹ già. Thời điểm ấy, con trai bà Năm ở nước ngoài lâu lâu gửi tiền về nhờ anh Tâm đến thăm, chăm mẹ thay mình. Nhưng rồi biến cố ập đến.
Một buổi sáng của 6 năm về trước, sau khi thức dậy, bà Năm bỗng dưng thấy đôi chân không còn cảm giác. Bà bị liệt 2 chi dưới và không thể tự chăm sóc bản thân. Khi đó, anh Tâm còn đi làm và có thu nhập riêng nên đủ khả năng chăm bà. Ngoài ra, anh được con trai bà Năm gửi tiền về phụ giúp việc chăm sóc mẹ của mình.
Tấm lòng của anh Tâm khiến nhiều người cảm động. Ảnh: Vietnamnet
Tuy nhiên, cách đây 3 năm, người này gặp sự cố không mong muốn ở nước ngoài và không thể liên lạc, gửi tiền về nữa. Anh Tâm kể: "Trong lần cuối cùng liên lạc về, anh ấy nói mình gặp sự cố và nhờ tôi chăm sóc má Năm. Tôi nhận lời. Từ lúc đó, tôi xem má Năm như mẹ ruột và thay anh chăm sóc má thật chu đáo".
Bà Năm cao tuổi lại bệnh tật nên ốm đau suốt. Mỗi lúc đau bệnh, bà nhất nhất đòi gặp anh Tâm. Không còn cách nào khác, anh đành nghỉ việc để có toàn thời gian chăm sóc mẹ của bạn thân.
Mỗi sáng, sau khi vệ sinh, lo cho bà Năm ăn uống, anh Tâm lại ẵm bà lên chiếc xe lăn điện đi bán vé số. Sau đại dịch, anh và bà Năm chỉ bán được hơn 200 vé/ngày. Những hôm mưa gió, anh để bà ở nhà, một mình đạp xe đi bán vé số dạo. Cũng vì đưa đón bà Năm đi bán vé số, anh Tâm nhiều lần bị nghi ngờ là chăn dắt cụ bà.
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng anh luôn chăm sóc mẹ bạn thân. Ảnh: Vietnamnet
Mỗi lần như thế, anh đều để bà Năm và những người sống cùng dãy trọ giải thích. Bởi, ở dãy trọ số 78 Nguyễn Trung Nguyệt ai cũng thấu hiểu và khâm phục tấm lòng anh dành cho bà Năm.
Theo thông tin sưu tầm, một người phụ nữ lớn tuổi sống tại đây còn cảm thán: "Tôi chưa thấy ai chăm sóc mẹ của bạn tận tình, có tâm như Tâm. Thú thật, con tôi còn chưa chăm tôi tốt bằng Tâm chăm bà Năm".
"Cha mẹ tôi đã mất nên bây giờ, tôi xem má Năm như mẹ ruột của mình. Tôi nguyện chăm sóc má đến khi má nhắm mắt xuôi tay. Tôi sẽ không từ bỏ công việc này dù nhiều lúc rất mệt mỏi vì gặp nhiều khó khăn", anh Tâm tâm sự.
Trong một thế giới đầy sự vội vã và thay đổi không ngừng, câu chuyện về tình cảm gia đình và sự hiếu thuận vẫn luôn tỏa sáng và là nguồn cảm hứng đáng kính. Một câu chuyện chẳng giống ai với tình yêu và lòng hiếu thuận chân thành, mà chúng ta đang kể đến, đã đánh thức tâm hồn và lan tỏa thông điệp về tình người và tình mẫu tử.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất