Vì sao Việt Nam thường thua Malaysia trong những trận quyết định?

16/11/2018 16:19 GMT+7 | Các ĐTQG

(Thethaovanhoa.vn) - Có thể nói Malaysia là đối thủ đầy duyên nợ với chúng ta khi hai đội một lần nữa đụng nhau ngày 16/11 tới ở Mỹ Đình. Một trận đấu được dự báo không dễ dàng với tuyển Việt Nam.

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Trực tiếp bóng đá. Lịch thi đấu và trực tiếp AFF Cup 2018

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay. Trực tiếp bóng đá. Lịch thi đấu và trực tiếp AFF Cup 2018

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay: Ngoại hạng Anh, Ý, Tây Ban Nha. Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Trực tiếp Man City vs MU. VTV6, VTV5, VTC3 trực tiếp đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018.

19h30, 16/11: Việt Nam vs Malaysia

Xem trực tiếp Việt Nam vs Malaysia tại đây:

https://fptplay.vn/aff.html

Xem trực tiếp trên VTV6:

https://vtv.vn/vtv6/truyen-hinh-truc-tuyen.htm

Xếp hạng bảng A:

VTV6. VTV5. Trực tiếp bóng đá. Lịch thi đấu AFF Cup 2018. Việt Nam vs Malaysia

Xếp hạng bảng B:

Lich thi dau bong da hom nay, Lịch thi đấu aff cup 2018, truc tiep bong da, truc tiep bong da vtv6, VTV5, VTV6, VTC3, xem bong da, trực tiếp Việt Nam vs Malaysia, AFF Cup
Truc tiep bong da, vtv6 truc tiep bong da, truc tiep bong da vtv6, xem bong da, vtv5, vtc3, vtc9, fpt play, xem truc tiep bong da
Lịch thi đấu và trực tiếp AFF Cup 2018

 

Lịch sử đối đầu giữa Việt Nam và Malaysia ghi nhận sự thật rằng tuy hai đội khá cân sức, thậm chí tính từ 2010 đến nay thì Việt Nam còn nhỉnh hơn đôi chút với 4 chiến thắng so với 3 của Malaysia bên cạnh 2 trận hòa nhưng nếu đụng phải Malaysia ở vòng trong thì chúng ta thường thất bại chung cuộc.

Chính xác là Việt Nam đã để thua chung cuộc trước Malaysia ở trận tranh HCĐ tại AFF Cup 2000, ở bán kết AFF Cup 2010 và AFF Cup 2014 trong khi chỉ thắng được Malaysia ở trận tranh HCĐ tại AFF Cup 2002.

Ngược lại ở vòng bảng thì Việt Nam thường chơi rất tốt trước Malaysia. Chúng ta từng thắng Malaysia ở vòng bảng AFF Cup 1998, AFF Cup 2008 và 2016. Đâu là nguyên nhân của sự khác biệt này khi chúng ta đọ sức với cùng một đối thủ?

Chú thích ảnh

Vấn đề chủ yếu ở đây nằm ở hai khía cạnh tâm lí và thể lực. Malaysia qua các thời kỳ không thay đổi nhiều dù được dẫn dắt bởi HLV nào. Đội bóng này không chơi hoa mĩ, không thiên về kỹ thuật mà đá dựa nhiều vào sức mạnh, tốc độ, chơi quyết liệt. Tâm lí của người Mã nhìn chung cũng rất tốt.

Trong khi đó, các đội tuyển Việt Nam thời kỳ “tiền Park Hang Seo” thường có 2 điểm yếu cơ bản là thể lực sa sút nhanh và tâm lí yếu. Chúng ta thường chỉ duy trì được nhịp độ thi đấu ở mức vừa phải trong khoảng 60-70 phút còn 20-30 phút cuối trận thì nhiều cầu thủ thường...đi bộ vì hết sức.

Ngoài ra, mỗi khi gặp phải đối thủ đá rắn, mỗi khi bị dẫn trước hay sau một trận thua nào đó là cầu thủ chúng ta hay xuống tinh thần hoặc chùn chân dẫn đến sự kém hiệu quả và thiếu quyết tâm. Các đội tuyển Việt Nam trong quá khứ cũng không có được sự kết hợp tốt giữa sức trẻ và kinh nghiệm như đội bóng hiện tại. Đặc biệt, các cầu thủ trẻ của chúng ta trước kia không có được bản lĩnh, sự tự tin và thể lực tốt như bây giờ.

Chú thích ảnh

Nên nhớ, lứa Xuân Trường, Quang Hải, Công Phượng, Đình Trọng, Duy Mạnh, Văn Hậu... hiện nay đều đã trưởng thành vượt bậc cả về chuyên môn lẫn tâm lí sau khi chơi rất thành công ở 2 giải lớn ở VCK U23 Châu Á và ASIAD mới rồi. Thế nên dù còn trẻ nhưng họ hơn nhiều so với các tài năng trẻ của Việt Nam trong quá khứ, đặc biệt là ở khía cạnh tâm lí.

Trong quá khứ, chúng ta cũng không có HLV nào có khả năng truyền cảm hứng, tạo niềm tin cho các tuyển thủ tốt như ông Park Hang Seo bây giờ. Do những nhược điểm cố hữu về thể lực và tâm lí nên khi bước vào vòng loại trực tiếp (căng thẳng hơn hẳn vòng bảng do không có cơ hội sửa sai) và lại gặp một đối thủ vừa khỏe vừa đá quyết liệt như Malaysia, chúng ta hay bị “khớp” tâm lí.

Dĩ nhiên, những lần tuyển Việt Nam thất bại trước đối thủ khó chịu này ở các kỳ AFF Cup trước cũng có những bối cảnh cụ thể riêng. Chẳng hạn, ở AFF Cup 2000, chúng ta thua đậm Malaysia ở trận trận HCĐ một phần vì các cầu thủ xuống tinh thần rất nhiều sau khi Việt Nam để thua 2-3 cực đáng tiếc trước Indonesia ở bán kết theo luật bàn thắng “vàng”.

Việt Nam để thua Malaysia ở bán kết AFF Cup 2010 một phần cơ bản vì đối thủ khi đó thực sự mạnh còn chúng ta mới vô địch giải này 2 năm trước đó nên nhiều ngôi sao thời ông Calisto không còn khát khao chiến thắng như trước nữa. Hay chúng ta thất bại 2-4 trước Malaysia ở bán kết lượt về AFF Cup 2014 trong bối cảnh đội Việt Nam khi ấy đang trong thời kỳ chuyển đổi nhân sự nên không có được sự kết hợp giữa sức trẻ với kinh nghiệm tốt như bây giờ, cũng không có được độ “lì” như các tuyển thủ hiện tại.

Dù đã định hình lối chơi phối hợp bóng ngắn, tầm thấp cho các cầu thủ nhưng ông Toshiya Miura lại không phải là chuyên gia khích lệ tâm lí, không phải mẫu HLV giàu cá tính nên đội bóng của ông cũng chỉ chơi thứ bóng đá rất “ôn hòa” và thuần chất (tấn công kỹ thuật nhưng không đa dạng và thiếu sự thực dụng) như con người ông vậy.

HT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm