11/02/2023 11:15 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Có nhiều lý do tại sao anime (phim hoạt hình Nhật Bản) có thể bị cấm ở một quốc gia, chẳng hạn như nội dung không phù hợp văn hóa ở quốc gia đó.
Thông thường, các thương hiệu anime bị cấm (banned) ở các khu vực khác nhau trên thế giới là do luật pháp hoặc sự khác biệt về ý thức hệ không thể tránh khỏi.
Dưới đây là một số ví dụ:
Shingeki no Kyojin - Attack on Titan (Trung Quốc)
Shingeki no Kyojin (Đại Chiến Titan) là một trong những anime hiện đại nổi tiếng trên toàn thế giới và có lượng người hâm mộ hùng hậu. Tuy nhiên, đây lại là anime đầu tiên (tất nhiên không phải là cuối cùng), bị cấm ở Trung Quốc. Nguyên nhân được tuyên bố là nội dung tác phẩm quá bạo lực đối với trẻ em. Do đó, Bộ Văn hóa Trung Quốc đã cấm tác phẩm được sáng tác và minh họa bởi tác giả Isayama Hajime vào năm 2015 cùng với 30 anime khác.
Midori: Shoujo Tsubaki - Midori: The Girl with the Camellias (Hầu hết mọi nơi trên thế giới)
Đây là một anime gần như bị cấm trên toàn thế giới do nội dung quá đen tối khiến khán giả khắp nơi khiếp đảm. Shojo Tsubaki kể câu chuyện về một bé 12 tuổi mồ côi cha mẹ cùng tên bị bắt cóc khỏi rạp xiếc ma quái, và phải trải qua một cuộc sống địa ngục với nhiều chuyện kinh hoàng.
Đến nỗi, nhiều băng đĩa của anime này đã bị đốt cháy hoặc phá hủy do những chấn thương mà công chúng phải chịu ngay khi xem xong, vì tựa phim này làm họ quá kinh sợ.
High School DxD (New Zealand)
High School DxD là anime xoay quanh những trò hề của Issei Hyodo - một thiếu niên đã mất mạng và tái sinh thành một con quỷ. New Zealand tuyên bố loạt phim này không phù hợp với thị hiếu ở đó, vì vậy Văn phòng phân loại Phim và Văn học (OFLC) đã phân loại nó là có thể phản đối.
Isekai Maou to Shoukan Shoujo no Dorei Majutsu (Úc)
Isekai Maou to Shoukan Shoujo no Dorei Majutsu là một anime isekai. Câu chuyện xoay quanh một người chơi được đưa vào một trò chơi điện tử và phải đóng vai nô lệ để tồn tại ở thế giới khác. Hội đồng phân loại Úc đã từ chối phân loại anime này, nhưng không đưa ra bất kỳ lý do nào.
Quyết định này có nghĩa là anime đã bị cấm ở Úc triệt để. Nhiều người hâm mộ cảm thấy khó hiểu vì không có lý do cụ thể nào cho việc này, dù không quá ngạc nhiên.
Crayon Shinchan (Ấn Độ)
Crayon Shin-chan là câu chuyện về cậu bé năm tuổi Shinnosuke “Shin” Nohara, cùng gia đình của cậu với những tình huống đầy hài hước trong cuộc sống hàng ngày.
Mặc dù rất được yêu thích ở nhiều quốc gia nhưng anime này đã bị cấm ở Ấn Độ vào tháng 10 năm 2008, sau các cuộc biểu tình rầm rộ của các bậc phụ huynh và Bộ Thông tin và Phát thanh truyền hình Ấn Độ. Nguyên nhân do có nhiều ảnh ảnh hưởng đến trẻ em. Anime tiếp tục phát sóng vào tháng 3 năm 2009, mặc dù đã được chỉnh sửa nhiều, sau phản ứng dữ dội của nhiều người hâm mộ.
Còn tiếp...
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất