11 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết và khuyến cáo của Bộ Y tế

11/10/2018 10:21 GMT+7 | Thế giới

(Thethaovanhoa.vn) - Tại buổi gặp mặt báo chí cung cấp thông tin về phòng, chống dịch bệnh Đông Xuân do Bộ Y tế tổ chức chiều 9/10, Cục Y tế dự phòng cho biết, cả nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 62/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 11 trường hợp tử vong sốt xuất huyết.

Tay chân miệng lây lan mạnh, chưa có vắc xin phòng bệnh, khuyến cáo của Bộ Y tế

Tay chân miệng lây lan mạnh, chưa có vắc xin phòng bệnh, khuyến cáo của Bộ Y tế

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.

So với cùng kỳ 2017, số ca mắc cả nước giảm 53,6%, số tử vong giảm 22 trường hợp. Kết quả xét nghiệm cho thấy, mùa dịch bệnh sốt xuất huyết năm nay xuất hiện cả 4 týp vi rút lưu hành là D1, D2, D3 và D4.

Đến nay, biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết chủ yếu và hiệu quả nhất vẫn là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Để chủ động phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

Sốt xuất huyết, Dấu hiệu sốt xuất huyết, Triệu trứng sốt xuất huyết, Dịch sốt xuất huyết, chữa sốt xuất huyết, biểu hiện sốt xuất huyết, sốt xuất huyết biểu hiện

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
 
6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Sốt xuất huyết, Dấu hiệu sốt xuất huyết, Triệu trứng sốt xuất huyết, Dịch sốt xuất huyết, chữa sốt xuất huyết, biểu hiện sốt xuất huyết, sốt xuất huyết biểu hiện

Nguy hiểm với thai phụ

Diễn biến sốt xuất huyết trên phụ nữ có thai rất khó lường. Để tránh những biến chứng đáng tiếc cho thai phụ và nhất là trẻ sơ sinh, các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo phụ nữ mang thai cần cố gắng phòng tránh mắc bệnh sốt xuất huyết.

Diễn biến sốt xuất huyết trên phụ nữ có thai rất khó lường. Do đó, chúng tôi khuyên phụ nữ có thai mắc bệnh này nên nhập viện điều trị. Bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận... cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không.

Thực tế, một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, sốt xuất huyết dễ làm chảy máu. Cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho cả mẹ và thai nhi.

Sốt xuất huyết, Dấu hiệu sốt xuất huyết, Triệu trứng sốt xuất huyết, Dịch sốt xuất huyết, chữa sốt xuất huyết, biểu hiện sốt xuất huyết, sốt xuất huyết biểu hiện

Bởi vậy, điều trị các bệnh phối hợp nói chung và sốt xuất huyết nói riêng cho phụ nữ mang thai thường rất khó tiên lượng. Cần phải theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế có đầy đủ các chuyên khoa khác cùng phối hợp như sản, huyết học, hồi sức... để kịp thời xử trí khi có biến chứng xảy ra.

Trong quá trình điều trị cũng cần thận trọng khi chỉ định dùng thuốc (truyền dịch, truyền máu, thuốc hạ sốt, kháng sinh…) để tránh những ảnh hưởng đối với thai. Ngay cả các thuốc có thể chỉ định dễ dàng cho bệnh nhân khác thì khi sử dụng cho thai phụ vẫn phải có sự thống nhất của bác sỹ truyền nhiễm và bác sỹ sản khoa sau khi đã cân nhắc rất kỹ.

Nhi Thảo (tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm