(TT&VH) - HLV Domenech đã ngồi phỗng ra vài giây trước microphone của phòng họp báo, trước khi vấn đề lớn nhất của đội Pháp theo lời nói của ông bật ra một cách mệt mỏi: “Chúng tôi đã thất bại trong những tình huống cuối cùng, những đường chuyền và pha dứt điểm sau cùng”.
Pháp chơi vô hồn trước Uruguay - Ảnh Getty
Rạng sáng qua, trừ Cisse, lần lượt Anelka, Henry và Gignac đều đã được tung vào sân. Nếu mở rộng phạm vi khái niệm “hàng công”, các tiền vệ công như Ribery hay Gourrcuff, hoặc một dạng kết hợp giữa “số 9 rưỡi” và tiền vệ cánh như Govou cũng có thể được coi là giữ trách nhiệm làm bàn gần ngang hàng với các tiền đạo: Các sơ đồ 4-3-3 hay 4-2-3-1 đều đòi hỏi các tiền vệ công luôn phải sẵn sàng biến thành một chân sút khi có khoảng trống.
Từ đó, chúng ta xem xét hiệu quả tổ chức làm bàn của đội Pháp dưới 2 góc độ: 1) Những nỗ lực cá nhân; 2) Sự liên kết tập thể.
* Thất bại trong nỗ lực cá nhân
Ribery là người có khả năng tạo ra đột biến từ những nỗ lực cá nhân tốt nhất, nhưng anh quá đơn độc, trong khi Malouda, người có khả năng khiến cho Uruguay phải phân tán lực lượng phòng thủ, bị cất lên ghế dự bị. Đáng ra Govou phải rời sân sớm hơn, vì không những hoàn toàn vô dụng trong những tình huống xuống biên, anh còn tỏ ra quá kém trong kỹ năng dứt điểm, với một pha đệm bóng trượt khung gỗ từ cự ly chừng 3 mét sau quả tạt cực hiểm của Ribery.
Anelka và Gourcuff đều có thể tạo ra đột biến bằng kỹ thuật cực tốt, nhưng điểm yếu chung của họ là không đủ sức mạnh bứt phá và thiếu đi sự mạnh dạn trong những pha đột phá giữa vòng vây phòng ngự số đông. Những cú sút xa búa bổ, một thứ vũ khí lợi hại của Gourcuff, đã bị hạn chế rất nhiều bởi với trách nhiệm của một nhà tổ chức (không phải một số 10 cổ điển, người có quyền năng làm mọi thứ theo ý mình), anh không được phép phung phí bóng.
Như vậy, để tạo ra đột biến trong các pha tấn công, Pháp chỉ có thể dựa vào những pha đột phá cá nhân của Ribery, hoặc những cú đá phạt hiểm hóc của Gourcuff. Những thứ vũ khí này đã bị nhận diện qua các bàn thắng của đội Pháp trong loạt trận giao hữu, và Uruguay đã tỏ ra không quá bất ngờ: Ribery chỉ có tình huống căng ngang cho Govou (nhưng anh này đá trượt) là đáng chú ý, còn Gourcuff chỉ thi thoảng làm thủ môn Muslera phải giật mình sau những pha đá phạt.
* Thất bại trong liên kết tập thể
Điểm yếu lớn nhất của hàng công đội Pháp là tốc độ: Ribery trở nên lạc lõng với khả năng tăng tốc và cảm nhận tình huống nhanh như điện của mình (ví dụ điển hình vẫn là tình huống bỏ lỡ cơ hội cực kỳ vô duyên của Govou, sau pha căng ngang của Ribery), giữa các cầu thủ tấn công chậm chạp như Anelka, Gourcuff và đặc biệt là Govou. Điều đó giải thích tại sao Pháp không thể tạo ra đột biến trước những hàng thủ số đông như Costa Rica, Trung Quốc, cũng như quá chậm chạp trong những tình huống phản công trước Uruguay, dù khoảng trống mà thầy trò Oscar Tabarez tạo ra là rất nhiều. Nếu có Malouda, mọi chuyện có thể đã khác.
Tính sát thương của hàng công tiếp tục giảm khi ông Domenech không sử dụng một “sát thủ” đích thực trong vòng cấm: Anelka gần như không hề xâm nhập vòng 16m50 khi di chuyển không bóng. Ở vòng loại, Gignac đã ghi bàn, nhưng chỉ vào lưới các đối thủ “hạng cỏ” như Faroe và Áo, và khả năng đánh đầu yếu kém của anh cũng khiến Evra, hay Sagna trở nên thừa thãi khi băng lên hỗ trợ tấn công. Điều khó hiểu nữa là Cisse, người đáp ứng hầu hết những phẩm chất của một chân sút cắm, hoàn toàn bị bỏ rơi.
Và vì thế, lý do khiến các tiền đạo và tiền vệ của Pháp không thể ghi bàn thực ra rất giản dị: Để đơn thương độc mã tấn công, họ không đủ sức. Để liên kết họ lại với nhau, thì ông Domenech không đủ tài. Và mặt trận tấn công họ tạo ra không hề có tiếng súng. Không thể gây sát thương.
Phạm An
Trận thứ 6 hàng công vô dụng :
Kể từ bàn thắng theo phong cách bi-a dội băng của Anelka vào lưới Ireland trong trận play-off lượt đi cuối năm ngoái, các tiền đạo và tiền vệ của Pháp đã ra sân trong trận gặp Uruguay đã không một lần ghi bàn cho Pháp.
Ngày Trận Ai ghi bàn cho Pháp? 18/11/09 Pháp – Ireland 1-1 Gallas 03/03/10 Pháp – TBN 0-2 Không ai cả 26/05/10 Pháp – Costa Rica 2-1 Sequeira phản lưới nhà, Valbuena 30/05/10 Tunisia – Pháp 1-1 Gallas 04/06/10 Pháp – Trung Quốc0-1 Không ai cả 11/06/05 Uruguay – Pháp 0-0 Không ai cả
Tallon Griekspoor, tay vợt người Hà Lan hiện xếp hạng 31 thế giới, mới đây đã đưa ra những nhận định sâu sắc về cuộc cạnh tranh giữa Sinner và Alcaraz.
Chiều tối 22/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số giai đoạn tiếp theo.
Theo Chỉ số Hộ chiếu Henley công bố ngày 22/7, người Singapore tiếp tục sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, với quyền miễn thị thực hoặc cấp thị thực tại sân bay đến 193/227 điểm đến trên toàn cầu.
Dù được đánh giá cao hơn và sớm chủ động chơi tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc, U23 Thái Lan đã trải qua 90 phút đầy vất vả trước một U23 Myanmar thi đấu kỷ luật và chấp nhận bị cầm hòa 0-0.
Trong trận đấu cuối bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025 tại Indonesia, U23 Việt Nam đã giành chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước U23 Campuchia, chính thức ghi tên vào bán kết.
Ngày 22/7, Mỹ chính thức rút khỏi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) với lý do việc tiếp tục tham gia không còn phục vụ lợi ích quốc gia của nước này.
Ca sĩ Khánh Ly – giải Ba Sao Mai 2007, hiện là giảng viên thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam – vừa cho ra mắt MV Còn mãi với non sông, một sản phẩm âm nhạc thính phòng mang đậm màu sắc tri ân và tinh thần lịch sử.
Theo đặc phái viên TTXVN, vào 12h10' giờ địa phương (tức 19h10' giờ Hà Nội) ngày 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thủ đô Dakar, bắt đầu thăm chính thức CH Senegal từ ngày 22 - 24/7.
Ngày 22/7/2025, Thủ tướng Lào Sonesay Siphandone đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về vụ lật thuyền du lịch bất ngờ tại Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh ngày 19/7/2025.
Các nhà kinh tế học cho biết bão Wipha có thể đã gây ra thiệt hại tài chính lên tới 2 tỷ HKD tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), tương đương 255 triệu USD, chỉ trong ngày 20/7.