Nền văn minh Maya cổ đại bị phá hủy do đại hạn hán

03/08/2018 12:20 GMT+7 | Trong nước

(Thtethaovanhoa.vn) - Nghiên cứu mới đưa ra giả thuyết về nền văn minh Maya cổ đại đã bị phá hủy do một đợt đại hạn hán đã xảy ra khắp Mexico cách đây khoảng 1.100 năm, gây nên sự sụp đổ của một trong những nền văn minh cổ vĩ đại nhất thế giới.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu khí hậu thời Maya cổ đại và nhận thấy lượng mưa giảm tới 70% vào thời điểm các thành phố trong khu vực bị bỏ hoang.

Chú thích ảnh
Nghiên cứu trong quá trình phân tích

Sự sụp đổ của xã hội vĩ đại này là tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận và giả thuyết cho rằng hạn hán là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ đó cũng được tranh cãi trong nhiều năm qua.

Giờ một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế đã tính toán các điều kiện trên bán đảo Yucatan vào thời điểm nền văn minh này sụp đổ bằng việc sử dụng các mẫu trầm tích từ một hồ ở địa phương.

Chú thích ảnh

“Vai trò của sự thay đổi khí hậu trong sự sụp đổ của nền văn minh Maya có phần gây tranh cãi, một phần vì các nghiên cứu trước đây bị hạn chế trong việc tái tạo định tính, chẳng hạn như các điều kiện ẩm ướt hơn hay khô hơn. Nghiên cứu của chúng tôi đại diện cho một tiến bộ đáng kể vì nó cung cấp các ước tính thống kê mạnh mẽ về lượng mưa và độ ẩm trong thời gian Maya sụp đổ” – Nick Evans, một nghiên cứu sinh tại Đại học Cambridge, cho biết.

Chú thích ảnh

“Nền văn minh Maya cổ đại kéo dài từ năm 250 đến năm 800 sau Công nguyên, trong thời gian đó nhiều công trình bằng đá khổng lồ đã được xây dựng và vẫn tồn tại đến ngày nay. Tuy nhiên, vào thời kỳ cuối cùng một sự kiện bí ẩn đã xảy ra khiến cho nhiều thành phố được xây dựng bằng đá vôi đã bị bỏ hoang.  

Phần lớn các quốc gia người Maya bị diệt vong do nhiều lý do ở vào khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo Yucatan, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha đến xâm chiếm vùng này vào thế kỷ 16. Hậu quả của cuộc xâm lăng đã tàn phá rất nhiều các di sản của người Maya.

Chú thích ảnh
Quan tài của người  Maya cổ đại

Còn có những giả thuyết cho rằng nền văn minh Maya cổ đại sụp đổ do chiến tranh, bị xâm lược và mất các tuyến thương mại.

Trong nghiên cứu mới, được công bố trên tờ Science, nghiên cứu sinh Evans và nhóm nghiên cứu của anh nhận định rằng đại hạn hán liên quan đến những thay đổi kinh tế và chính trị trong thời điểm này.

Chú thích ảnh

Nhóm nghiên cứu phân tích nước đọng lại trong các tinh thể của một khoáng chất gọi là thạch cao, được tìm thấy ở hồ Chichancanab, nhằm tìm ra những giá trị chính xác cho những thay đổi về lượng mưa và độ ẩm cách đây hàng trăm năm.

Trong thời gian hạn hán, nhiều nước sẽ bốc hơi từ hồ và do bởi các đồng vị nhẹ hơn hoặc các biến thể hóa học của nước bay hơi nhanh hơn, và qua các tỷ lệ rõ ràng hơn các nhà nghiên cứu nhận thấy rõ tình trạng hạn hán.

Chú thích ảnh

Theo Evans, phương pháp này rất chính xác. Giờ các nhà khoa học có thể sử dụng dữ liệu này để dự đoán tác động của hạn hán đối với nông nghiệp trong khu vực và biết được sự thay đổi khí hậu gây nên sự sụp đổ của nền văn minh Maya cổ đại như thế nào.

Phát hiện kênh đào 'dẫn tới kiếp sau' dưới kim tự tháp Maya

Phát hiện kênh đào 'dẫn tới kiếp sau' dưới kim tự tháp Maya

Các nhà khảo cổ Mexico đã phát hiện ra một hệ thống kênh đào bên dưới kim tự tháp chứa di hài của một thủ lĩnh Maya. Qua đó cho thấy, đường hầm dẫn nước này có thể tượng trưng cho một con đường dẫn tới âm phủ.

Tuấn Vĩ
Theo Independent

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm