(TT&VH) - Các nhà khoa học Đức vừa giới thiệu một thiết bị nhân tạo, khi cấy vào mắt bệnh nhân khiếm thị có thể giúp họ khôi phục khả năng nhìn ngắm thế giới bên ngoài. Ít nhất 3 bệnh nhân khiếm thị đã lấy lại một phần thị lực sau khi được cấy ghép thiết bị kể trên.
Thiết bị được đánh giá là “một tiến bộ chưa có tiền lệ” trong hoạt động hỗ trợ người khiếm thị nhìn trở lại và có thể giúp thay đổi mang tính cách mạng cuộc sống của khoảng 200.000 người bị tổn thương từ một căn bệnh thoái hóa mắt gọi là viêm võng mạc sắc tố. Căn bệnh mang tính di truyền này làm cho các cơ quan cảm thụ ánh sáng trong mắt ngừng hoạt động, gây nên hiện tượng mất thị lực.
Máy móc hỗ trợ mắt sinh học
Thiết bị trợ giúp nằm trong mắt của một bệnh nhân khiếm thị
Thực tế, các nhà khoa học đang làm việc cho Công ty Retinal Implant AG, kết hợp với Viện Nghiên cứu mắt thuộc Đại học Tuebingen của Đức, đã chế tạo ra một thiết bị cấy ghép đặc biệt gắn vào trong mắt và giúp đảo ngược tác động xấu của căn bệnh.
Thiết bị này là một con chíp rất nhỏ chạy pin có kích cỡ 3mm x 3mm và chứa trên nó 1.500 cảm biến ánh sáng. Thiết bị được cấy vào ngay dưới võng mạc và đóng vai trò thay thế trực tiếp cho các cơ quan cảm nhận ánh sáng đã bị hỏng. Bởi được cấy vào trong mắt nên thiết bị sử dụng chính khả năng xử lý hình ảnh của mắt, theo sau giai đoạn tiếp nhận ánh sáng, để tái tạo lại hình ảnh đời thực. Hình ảnh thu nhận được qua đó rất ổn định và hoàn toàn tuân theo chuyển động mắt của bệnh nhân.
Theo các nhà khoa học, 3 bệnh nhân đã có thể nhìn thấy hình dạng của nhiều vật thể, chỉ vài ngày sau khi được phẫu thuật cấy ghép thiết bị. Một người thậm chí còn có thể nhận dạng và tìm kiếm các vật thể được đặt trên một cái bàn trước mặt anh ta. Ngoài ra, bệnh nhân này còn có thể đi lại trong phòng một cách độc lập, tiếp cận với nhiều người, đọc được mặt đồng hồ và phân biệt 7 cấp độ khác nhau của màu xám. Cần biết rằng các cấy ghép trước đó nằm ngoài võng mạc của bệnh nhân và thường phải sử dụng một máy ghi hình cùng một máy tính nhỏ để bệnh nhân nhìn thấy khung cảnh bên ngoài.
“Kết quả của dự án nghiên cứu mang tính thử nghiệm này đã đem tới những chứng cứ mạnh mẽ cho thấy rằng khả năng thị lực của các bệnh nhân khiếm thị do mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố có thể được phục hồi tới mức đủ để họ có thể sinh hoạt bình thường” - GS Eberhart Zrenner, Chủ tịch Bệnh viện mắt Đại học Tuebingen tuyên bố. Ông cũng cho rằng những thiết bị cấy ghép như thế có thể mang trả lại ánh sáng cho người khiếm thị nói chung, dù rằng việc phổ biến những thiết bị như vậy còn phải mất rất nhiều thời gian. GS Robert MacLaren, một chuyên gia về mắt ở Đại học Oxford đánh giá đây là một nghiên cứu mang tính đột phá. “Nó giống như việc giúp cho ai đó bị liệt hoặc chấn thương cột sống có thể đứng dậy và bước đi trở lại vậy” - ông nói.
Hàng loạt hướng cứu người khiếm thị
Ngoài hướng đi mang tính đột phá trên, nhân loại hiện cũng đang tìm kiếm và hoàn thiện nhiều giải pháp khác nhằm trả lại ánh sáng cho người khiếm thị. Đơn cử như việc các nhà khoa học Australia đã nuôi tế bào gốc trên các cặp kính áp tròng và tin rằng chúng có thể cải thiện đáng kể thị lực của các bệnh nhân bị tổn thương giác mạc và là liệu pháp chữa nhiều căn bệnh gây mù lòa thông thường.
Một bệnh nhân đang phân biệt các đồ vật sau khi được phẫu thuật cấy ghép thiết bị hỗ trợ
Tháng 9 năm ngoái, các nhà khoa học thuộc Đại học ĐH Washington, Mỹ, đã lần đầu điều trị thành công bệnh mù màu ở khỉ bằng phương pháp cấy gene. Kết quả này hứa hẹn sẽ mang lại hy vọng cho hàng triệu người bị tật mù màu và bệnh thoái hóa hoàng điểm ở mắt. Cũng như ở người, những con khỉ bị mù màu cũng không thể phân biệt được giữa màu đỏ và màu xanh. Chúng chỉ nhìn thấy màu đỏ và xanh như một màu xám mà thôi vì bị thiếu những gene để nhận biết những màu này. Chúng cũng không thể phân biệt được một số màu khác như giữa màu cam, xanh da trời và nâu.
Để điều trị bệnh mù màu ở khỉ, các nhà khoa học đã tiêm hàng triệu gene giúp nhận biết mầu sắc bị thiếu, vào mắt của hai con khỉ đực bị bệnh mù màu, có tên là Sam và Dalton. Sau 4 tháng, khả năng nhận biết màu sắc của những con khỉ này đã được cải thiện đáng kể và đã phản ứng rất nhanh với những màu sắc mà trước đây chúng không thể nhận biết được. Công nghệ này cũng có thể được áp dụng trong việc điều trị các bệnh về mắt do gene gây ra, như thoái hóa hoàng điểm, mù do bệnh đái tháo đường...
Tháng 7 năm ngoái, anh Martin Jones người Anh, bị khiếm thị 12 năm, đã lần đầu tiên nhìn thấy vợ nhờ cuộc phẫu thuật đặc biệt. Anh hỏng thị lực sau một tai nạn lao động, khi bị chiếc bồn nhôm nóng vỡ rơi vào mắt. Nhờ một cuộc phẫu thuật đặc biệt ở Trung tâm y tế Sussex tại Brighton, Jones đã có thể nhìn lại. Các bác sĩ đã cấy ghép một phần chiếc răng nanh của Jones vào lớp da dưới mí mắt. Chiếc răng trở thành giá đỡ thấu kính giúp anh nhìn lại được.
Từng là một ngôi làng nhỏ yên bình nằm ven hồ Brienz ở bang Bern (Thụy Sĩ), Iseltwald thời gian gần đây đã trở thành điểm đến thu hút hàng chục nghìn du khách quốc tế.
Chiều 15/7/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Ban Tổ chức đã công bố chương trình Vietnam Disability Fashion Show 2025 – sàn diễn thời trang dành cho người khuyết tật Việt Nam với chủ đề “Hình dáng của ý chí”.
Sau vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại chung cư Độc Lập, phường Phú Thọ Hòa làm 8 người tử vong vừa qua, Công an Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với chính quyền các địa phương đã đồng loạt ra quân tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy kết hợp vận động người dân tháo gỡ lồng sắt, "chuồng cọp" tại các cư xá, chung cư, nhà ở trên địa bàn.
Tối 15/7, ngay sau khi trận chung kết giữa CAND Việt Nam II và Campuchia khép lại, lễ bế mạc giải bóng đá công an, cảnh sát ASEAN mở rộng 2025 đã long trọng diễn ra tại Hà Nội. Buổi lễ có sự hiện diện của nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành cùng đại diện các đội tuyển tham dự giải đấu.
Có anh, nơi ấy bình yên - bộ phim sắp lên sóng VTV1, sẽ mang đến một góc nhìn nhẹ nhàng nhưng không kém phần thời sự, khi khắc họa đời sống của người dân trong bối cảnh xã hội hiện đại, đồng thời lồng ghép những vấn đề "nóng" gắn với sự phát triển của đất nước.
Tối 15/7, trên sân vận động Hàng Đẫy, đội CAND Việt Nam II đã khép lại hành trình ấn tượng tại giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025 bằng chiến thắng thuyết phục 4-0 trước Campuchia trong trận chung kết.
HLV Tuấn Kiệt đã lựa chọn xong danh sách sơ bộ 16 cầu thủ bóng chuyền nữ Việt Nam tham dự giải vô địch bóng chuyền thế giới 2025 và trong danh sách có sự xuất hiện của những nhân tố mới.
Đó là chủ trương nhất quán của Inter Milan trong những năm gần đây, và triều đại của tân HLV Cristian Chivu cũng không phải ngoại lệ. Giữa bối cảnh đó, việc đi hay ở của tiền vệ nhạc trưởng Hakan Calhanoglu đang trở thành vấn đề lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch của Nerazzurri.
Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 3 Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC III), chiều 15/7, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp ông Hyun Sang Cho, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC 2025, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hyosung Hàn Quốc và các thành viên ABAC tiêu biểu trong nhóm 21 nền kinh tế APEC.
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) cung cấp ngày 14/7/2025, đến nay, Bộ Công an đã triển khai 43 tiện ích trên nền tảng VNeID phục vụ tốt cho người dân, doanh nghiệp, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Chiều 15/7, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III), thành phố Hải Phòng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư với chủ đề "Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới" tại Trung tâm Hội nghị biểu diễn thành phố.
Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 60-NQ/TW) gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.