(TT&VH) - Người đàn ông ngồi dưới bóng cây ngô đồng bên ven đường Nguyễn Thượng Hiền đã trở nên quen thuộc với rất nhiều người Hà Nội.
Bởi đã 10 năm nay hình ảnh một người cần mẫn với chỉ, với da, với kéo, với dao với những mũi kim khâu để tân trang lại những đôi giày, đôi dép bị bong đế, bị đứt quai mà vì một lý do nào đó, người chủ của nó chưa muốn bỏ đi đã in đậm trong tâm trí những người dân quanh đây.
Khao làng phải bán cả mề đay
Người đàn ông có gương mặt hiền hậu và nụ cười luôn sảng khoái ấy nói:Tôi tên là Cao Xuân Vũ, năm nay 67 tuổi, nhà tôi không ở đây mà bên ngõ Khâm Đức (Khâm Thiên). Tôi là thợ sửa giày ngồi trên khuông đất có diện tích 0,9m2 trước cửa số nhà 16 Nguyễn Thượng Hiền đã hơn mười năm. Nghề khâu giày, đóng giày gia đình tôi làm cách đây cả 100 năm, từ đời ông nội… Khi ông nội tôi còn trẻ thì làm thuê cho một ông chủ ở Hàng Gai, khi cha tôi lớn lên, học nghề khâu giày từ ông nội rồi làm cho ông chủ hàng giày Bích Ký (đầu phố Tràng Thi).
Chăm chú với nghề
Còn tôi, bắt đầu học nghề khâu giày của bố từ khi 8 tuổi, đến 11 tuổi thì làm ở HTX Sông Lô (ở đầu Ô Chợ Dừa bây giờ), đến năm 16 (thời kỳ chiến tranh cuộc sống khó khăn nên nghề khâu và đóng giày không phát triển) bởi vậy mới chuyển sang làm ở Cty Xà phòng. Tôi làm ở Cty xà phòng đến năm 20 tuổi thì nhập ngũ. Vào bộ đội, tôi phục vụ trong sư đoàn 361 Bộ Tư lệnh phòng không Hà Nội suốt thời kỳ chiến tranh phá hoại, đến năm 1988 tôi nghỉ hưu. Lúc ấy tôi vẫn còn trẻ, và bố tôi vẫn làm nghề đóng giày, năm 1990 tôi quyết tâm mở một cửa hàng ở số 77 Khâm Thiên.
Lúc ấy, tôi chỉ thấy tiếc nghề đã nuôi sống cha tôi, ông tôi rồi đến tôi, việc khâu, việc sờ vào da, việc đi từng mũi kim đối với tôi bỗng trở nên rất quan trọng. Cửa hàng của tôi chỉ chuyên sửa giày nhưng thỉnh thoảng có người quen thân đặt thì tôi vẫn đóng, nhưng một đôi giày tôi đóng không như các cửa hàng bây giờ.
Có nghĩa là nó chắc chắn hơn, cẩn thận hơn, một đôi giày ấy thậm chí người ta có thể đi được năm năm, mười năm, thỉnh thoảng nó bị hỏng hóc chỗ nào đó người ta lại mang ra sửa, lại đi được thêm vài năm nữa. Tôi lấy đó làm nguồn vui, vì tôi kiếm tiền lương thiện và sống thanh thản!
Cha tôi tên là Cao Văn Lưu, đã từng được từng đóng giày cho vua Bảo Đại, hồi còn sống, cha tôi vẫn kể, trước năm 1945, mỗi năm Bảo Đại ra Hà Nội chơi vài lần. Và những lần đi chơi ấy, vị hoàng đế cuối cùng của chế độ tộc quyền phong kiến Việt Nam thể nào cũng đi đóng giày và may quần áo ở Hàng Trống. Bảo Đại đến cửa hàng giày mà cha tôi làm việc nhiều lần, được cha tôi đóng cho vài đôi và năm 1942 Bảo Đại, vì sự rất ưng ý với đôi giày mà cha tôi đóng nên đã tặng cho cha tôi tấm Mề đay của một người thợ lành nghề.
Nhưng làng tôi (Phú Xuyên, Thường Tín) có tục lệ là ai có thành tích gì thì đều phải khao cả làng, nhất là cha tôi được những mề đay của đương kim hoàng thượng, nên phải khao làng to lắm, khao làng vì có vinh dự rất lớn.
Nhưng ông nội tôi nghèo, cha tôi cũng nghèo nên không có tiền, cha tôi liền bán lại tấm mề đay cho người chủ cửa hàng, họ treo lên và đó là một cửa hàng rất đông khách, vì trong cửa hàng của họ vừa có thợ lành nghề lại vừa có mề đay của vua Bảo Đại.
Đồng tiền sạch
Nghề đóng giày đối với tôi mà nói, nó là nghề có từ trong tâm thức. Nhà tôi có 6 anh chị em, nhưng không ai theo nghề, mỗi người họ đều có một việc, nhưng khi bé, chúng tôi được chơi bằng những mảnh da giày thừa mà bố tôi bỏ đi, lại cũng biết làm sao để có thể chọn được chỉ khâu bền mà nuột, lại cũng biết làm thế nào để có được những mũi khâu đều mà không lộ. Tất cả những thứ đó cứ ngấm dần vào tôi cho đến tận bây giờ.
Tôi mở cửa hàng ở 77 Khâm Thiên được 7 năm thì người ta đòi cửa hàng; chẳng còn cửa hàng để khâu nữa tôi chuyển ra đây ngồi. Trông thế thôi nhưng không phải tôi ngồi ở vỉa hè đâu, tôi phải thuê đấy, vừa một chỗ ngồi, gần 1m2 300. 000 đồng một tháng, cái giá ấy giữ như vậy đã mười năm nay rồi, đất này đã thay đổi chủ sở hữu đến 4 lần nhưng 10 năm nay chưa thay người thuê. Không rộng, nhưng vừa đủ để tôi làm nghề, vừa đủ để cho những khách hàng thân thiết nhìn thấy tôi mỗi ngày, cũng vừa đủ để không vi phạm hành lang an toàn giao thông.
Tôi chỉ làm việc giờ hành chính, sang từ 8h đến 11h30 trưa, chiều từ 2h đến 5h chiều thì thôi không làm nữa, nhưng tôi vẫn ngồi đến 5h30 để chờ những công chức tan sở, những người còn phải đón con về để lấy hàng đã sửa, vì lúc đi, tiện thì họ dừng xe để lại cho tôi. Ngày chủ nhật tôi nghỉ, ngày mưa quá, nắng quá tôi cũng nghỉ, tôi không tham, vì tôi già rồi, cũng chẳng có nhu cầu gì nhiều, chỉ lấy vui là chủ yếu.
Ngồi đây tuy nhỏ, nhưng mát lắm, lại được lao động, lại thấy khoẻ người, tôi thanh thản vì kiếm được tiền tươi, mỗi ngày sau buổi đi làm về tôi cởi áo cho bà nhà tôi giặt và móc túi để tiền vào tủ và vợ tôi sẽ cất đi cho, cả hai vợ chồng già đều vui.
Tôi có 2 cô con gái, cô lớn học hết lớp 10 thì đi học may, giờ mở một tiệm may thời trang, còn cô út năm nay 30 tuổi, đã tốt nghiệp Học viện Quan hệ quốc tế, giờ làm việc ở Bộ GD&ĐT. Các con rể tôi cũng đều là công chức nhà nước, có đồng lương ổn định.
Tôi sợ mất nghề, vì giờ chả ai muốn làm một người thợ nhom nhem như tôi suốt ngày ôm những đôi giày hỏng. Các cháu trẻ bây giờ ai cũng muốn học đại học, cũng đều muốn làm công chức, thế nên làm thợ lành nghề cũng chẳng có nhiều nhất là những người trẻ. Tôi vẫn dạy cho những người muốn học, thực sự muốn kiếm tiền lương thiện từ nghề sửa chữa mà tôi đã học được từ cha và ông nội. Không nhiều thời gian đào tạo đâu, người nào chuyên tâm và yêu nghề thì mất nửa tháng, người nào kĩ càng học thì mất 3 tháng là có thể mở một cửa hàng nhỏ làm kế sinh nhai.
Tôi ngồi đây, mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, có người hỏi, bác nhiều việc thế sao không thuê thêm thợ, nhưng tôi nghĩ, thuê thêm thợ thì có vẻ như người ta phụ thuộc mình nhưng thực ra mình lại phụ thuộc người ta, mình phải chia việc cho người ta làm, rồi lại mất công kiểm tra lại xem làm như thế đã tốt chưa, nếu người ta làm ẩu mình sẽ mất khách, rồi lại phải lo lắng, lại buồn phiền, nghĩ ngợi… vậy nên tôi vẫn làm một mình, khi nào khoẻ thì làm, mệt thì nghỉ.
Cha và con – người nối nghiệp
Con rể học nghề nối nghiệp
Năm ngoái (cuối tháng 12.2007) tôi bị một cái u ở cổ, phải đi phẫu thuật, nghỉ mất 6 tháng, đến tháng 6 năm nay mới mở hàng lại. Đi làm được vài hôm thì có một khách quen mang đến 5 đôi giày, người ta bảo đã chờ tôi lâu lắm rồi, đến đây cả 10 lần không thấy tôi nhưng người ta không đi sửa chỗ khác mà vẫn chờ, vì họ tin tôi sẽ vẫn sửa giày.
Có những khách trẻ, mang những đôi giày có giá cả vài triệu bạc đến sửa, họ tin tưởng mà để giày ở đấy cả tuần nếu việc sửa sang thực sự khó khăn, bao nhiêu năm nay rồi, tôi đã quen biết bao nhiêu gương mặt, bởi ai cũng phải đi giày, đi dép.
Tôi có lương hưu, bà nhà tôi cũng thế, đủ để hai vợ chồng sống lúc tuổi già, nhưng tôi yêu nghề của bố mình nên vẫn muốn sửa giày, hơn nữa, lại có tiền. Ngày bình thường thế này trung bình tôi kiếm được 150.000 đồng, đấy là khiêm tốn, còn mấy tháng mùa đông, mỗi ngày kiếm 300 - 400.0000 đồng là chuyện bình thường. Vợ tôi hiền hậu, tảo tần và dịu dàng, gần 40 năm làm bạn với bà ấy chưa bao giờ tôi thấy bà ấy cáu, chúng tôi cũng chưa bao giờ giận dỗi hay to tiếng với nhau. Tôi kiếm được tiền nhưng chưa bao giờ bỏ một đồng nào ra để tiêu riêng, tôi muốn ăn gì, muốn mua gì thì bảo vợ là bà ấy sẽ mua. Tôi không tụ tập, cũng không thích ăn hàng, bà ấy cũng vậy. Tôi nghỉ hưu làm tổ trưởng tổ dân phố số 3, khu 1 phường Trung Phụng, lại tham gia cả ở Hội cựu chiến của phường, với bà con lối xóm tôi tận tình, nên tôi thấy thoải mái. Giờ chúng tôi cũng chẳng có mơ ước gì lớn, thế nên tiền tôi đi sửa giày, gom tiền để rủ bà ấy đi du lịch. Tôi đã đi hết các địa danh du lịch ở Việt Nam rồi, tháng trước tôi vừa đi Nha Trang và Mũi Né.
Tôi vẫn khoẻ, vẫn tiếp tục làm nghề khâu giày đến khi nào không thể làm được nữa thì thôi, như cha tôi chẳng hạn, ông cụ làm đến năm 80 tuổi mới nghỉ, mà 80 tuổi mắt cha tôi vẫn tinh, vẫn đọc báo không cần kính.
Cha tôi được vua Bảo Đại thưởng mề đay, đó là vinh dự lớn với người thợ, còn tôi, phần thưởng lớn hơn đó là những nụ cười hài lòng của mỗi người khách cầm lên sản phẩm mà tôi vừa sửa xong.
Tôi không có con trai, nên con rể cũng tiếc nghề của bố vợ, thỉnh thoảng vào ngày nghỉ lại đến để học khâu giày, con rể tôi 33 tuổi, làm công chức ở một cơ quan nhà nước. Anh ấy không nề hà vì đây là nghề thấp kém, con tôi cũng nghĩ như tôi, chúng tôi kiếm tiền sạch. Thật may tôi có một đứa con rể cũng yêu nghề.
Chiều 3/4, CLB bóng đá nữ Hà Nội phải đá trận tranh hạng… 5 với Sơn La. Sự sa sút của đội bóng từng 10 lần VĐQG và quy tụ hàng loạt tuyển thủ quốc gia khiến người hâm mộ không khỏi ngậm ngùi.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala ngày 3/4 cho rằng kế hoạch thuế quan mới được Mỹ công bố có thể khiến tổng khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu giảm khoảng 1% trong năm nay.
Trong bài kết thúc series viết nhân phát hiện và khai quật cặp thuyền trên lòng sông Dâu cổ ở Hà Mãn, Thuận Thành, Bắc Ninh tôi muốn gợi ý về cách bảo quản khoa học gỗ thuyền này, dựa trên kết quả nghiên cứu khảo sát các con thuyền Đông Sơn trong bảo tàng khảo cổ học tàu thuyền do tôi sáng lập và dựa trên quan sát trực tiếp hai thân thuyền Hà Mãn.
“Nhiệm vụ quan trọng của tất cả cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Lào ở Việt Nam là phải làm thế nào để Việt Nam hiểu Lào và Lào hiểu Việt Nam; phải giữ gìn quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam mãi luôn là mối quan hệ tốt nhất”, đó là lời căn dặn của cố Chủ tịch Khamtai Siphandone đối với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Lào tại Việt Nam.
Người dân có thể xem trực tiếp lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30/4 tới đây qua 20 màn hình LED đặt tại các tuyến đường chính như Lê Duẩn, Nguyễn Huệ...
Tin nóng thể thao sáng 4/4: Việt Nam đặt mục tiêu lớn tại ASIAD; Sân Mỹ Đình vẫn được sử dụng dù xuống cấp nghiêm trọng; Chelsea vượt Man City trên BXH Ngoại hạng Anh...
Vào ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cho biết FIFA vừa công bố bảng xếp hạng mới nhất dành cho các đội tuyển quốc gia. Điểm nhấn đáng chú ý là đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc, tăng 5 bậc từ vị trí 114 lên 109 trên bảng xếp hạng thế giới.
Tin nóng bóng đá Việt hôm nay 4/4: HLV Cristiano Roland ví trận gặp Australia như chung kết; Dời lịch thi đấu V-League vòng 17 và vòng 13 Giải hạng nhất.
Manchester United đang đứng trước bài toán nên giữ chân Marcus Rashford hay bán cầu thủ này khi mà chân sút 27 tuổi đang có dấu hiệu hồi sinh tại Aston Villa.
Với 8 vòng đấu còn lại, cuộc đua Scudetto đang ở giai đoạn mà mọi điểm số đều quý như vàng. Khoảng cách 3 điểm so với đội đầu bảng Inter Milan (64-67) đặt Napoli vào một tình thế đầy áp lực trước chuyến làm khách dự báo đầy giông bão đến sân của Bologna vào đêm Chủ nhật tới. Nhiệm vụ của thầy trò Antonio Conte rất rõ ràng: Không được phép để khoảng cách này bị nới rộng thêm.
Hansi Flick đã tạo nên một cuộc cách mạng thầm lặng tại Barcelona kể từ khi ông đảm nhận vai trò HLV cách đây 10 tháng. Từ chỗ rơi vào khủng hoảng cuối năm 2024, Barcelona giờ đang ngự trị trên đỉnh La Liga, giành vé vào chung kết Cúp nhà Vua và chuẩn bị cho trận tứ kết Champions League.
Viễn cảnh mất đi một hoặc thậm chí cả bộ ba trụ cột Trent Alexander-Arnold, Virgil van Dijk và Mohamed Salah đang rất gần với Liverpool. Đâu là những phương án thay thế cho từng cái tên này?
Link xem trực tiếp bóng đá VCK U17 châu Á 2025 hôm nay - Cập nhật link xem trực tiếp các trận đấu thuộc vòng chung kết U17 châu Á 2025 hôm nay ngày 4/4.
Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 4/4/2025 - Thethaovanhoa.vn cập nhật chi tiết các lịch thi đấu bóng chuyền trong và ngoài nước diễn ra ngày hôm nay.
Việc nằm cùng bảng B với các đối thủ mạnh như Nhật Bản, Australia và UAE khiến trận ra quân mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với U17 Việt Nam. Thầy trò HLV Cristiano Roland sẽ phải tập trung tối đa để đối đầu thử thách này.
XSTN 3/4: Xổ số Tây Ninh được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Tây Ninh quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.