(TT&VH) - Đá 4 trận rồi mà Hà Lan chưa thể bay, vì đôi cánh thì yếu mà… mông thì nặng. Nhưng họ vẫn tiến được vào tứ kết nhờ những pha chộp giật.
Chắp thêm cánh
Hà Lan sử dụng sơ đồ 4-3-3 (cũng có thể coi là 4-2-3-1) truyền thống, nhưng lại không chơi bóng đá kiểu tổng lực Hà Lan truyền thống. Có tới 6 cầu thủ hầu như chỉ lo phòng ngự là 4 hậu vệ và cặp tiền vệ trung tâm.
Hà Lan vẫn chưa thể "bay" cao trên đất Nam Phi, Ảnh Getty
Đúng hơn thì Hà Lan vẫn là đội bóng tổng lực nhưng chỉ trong khía cạnh phòng ngự. Trong 4 cầu thủ tấn công còn lại, Sneijder và Kuyt cũng sẵn sàng tham gia phòng ngự. Dù đá với đội yếu hơn như Nhật Bản hay Slovakia, họ vẫn mai phục ở sân nhà chờ đối thủ dâng lên thì mới “chộp” bằng những đường chuyền rất nhanh của Sneijder, và khả năng bứt phá của Robben, hay các pha chớp thời cơ của Kuyt.
Dường như Hà Lan xác định chinh phục World Cup lần này là lấy thủ bù công để có thể thắng các đối thủ mạnh. Và họ thuộc bài đến mức chơi với đối thủ yếu cũng dùng bài đó. Chỉ khổ người xem.
Và có thể chính họ còn khổ hơn, nếu bị đối thủ dẫn bàn trước. Từ đầu giải, họ chưa lần nào như vậy. Nhưng chẳng lẽ đá với Brazil họ cũng tin là sẽ dẫn trước? Khi đó thì chơi sao đây, vì Brazil cũng ưa thích lối chơi phòng ngự - phản công?
Lúc đó thì Hà Lan cần được chắp thêm đôi cánh, để trở lại lối tấn công biên quen thuộc nhiều năm qua. Nhưng ai sẽ đá cánh, khi 2 tiền đạo cánh chơi biên nghịch chân, chỉ nhăm nhăm dẫn bóng ngang vòng cấm địa rồi “táng”? Còn các hậu vệ cánh thì mải lo bọc lót cho… cặp trung vệ?
Có thể cần một phép cải lão hoàn đồng cho đội trưởng Van Bronckhorst, nay đã 35 tuổi, để anh có thể dâng lên thường xuyên như anh vẫn làm trước đây. Hay cần có một đại… võ sư để truyền cho Van der Wiel (22 tuổi) thêm vài năm công lực và kinh nghiệm để anh có thể tự tin dâng lên? Kể ra có thể làm cuộc trao đổi và san sẻ giữa tuổi tác và kinh nghiệm của 2 cầu thủ trên thì tốt biết bao!
Nhưng quan trọng nhất là phải khai thông được đầu óc của HLV trưởng Van Marwijk!
“Đốt đít”
Hà Lan đang nghĩ rằng họ có thể lấy thủ để bù công, nhưng họ nhầm. Thực ra thì từ đầu giải, họ chưa gặp một đội bóng nào có hàng công đáng kể. Ngay như Slovakia, dù rất dè dặt khi gặp Hà Lan và chỉ chủ động tấn công ở hiệp 2 đã gây ra vô số vấn đề cho hệ thống phòng ngự của Hà Lan, với 2 lần Vittek đối mặt với thủ môn Stekelenburg, cùng với 1 quả phạt đền.
Hàng thủ Hà Lan với các trung vệ chơi không mấy thông minh, cứng, và hay lỗi vị trí, sẽ trở nên mong manh trước các pha tấn công trung lộ linh hoạt và các cú chọc khe nhạy cảm của đối phương. Các pha phản công nhanh vào trung lộ càng là một nguy cơ, vì khi thiếu sự che chắn của cặp tiền vệ phòng ngự, sự yếu kém của các trung vệ Hà Lan sẽ càng lộ rõ. Có thể chính Marwijk đã ý thức được hạn chế của những con bài mình có trong tay, bằng cách từ chối tấn công để khỏi bị phản công. Nhưng không lẽ vẫn cứ tiếp tục phòng thủ khi đã bị dẫn bàn?
Vậy thì hãy “đốt đít” Hà Lan bằng việc xuyên thủng lưới của họ trước. Đó không phải là điều nằm ngoài tầm của Brazil. Khi đó Hà Lan sẽ phải tự “giảm cân” ở vùng… mông để tăng viện cho đôi cánh. Trớ trêu thay, chìa khóa cho lối chơi của họ là Sneijder lại không còn là mình nữa khi phải chơi tấn công, khi đó anh chỉ còn hữu dụng với những cú sút xa và sút phạt. Trong thế trận tấn công, Van Persie lại có vai trò quan trọng hơn, và lúc đó thì câu cự nự HLV “người phải bị thay là Sneijder chứ không phải tôi” chắc là đúng!
Nhưng nếu HLV Marwijk không kết hợp được 3 cầu thủ tấn công hay nhất hiện có (Sneijder, Robben, Van Persie) khi chỉ biết tấn công với 4 cầu thủ, làm thế nào để họ khoan thủng được các hàng thủ mạnh? Và khi dãy đê mà ông đắp trước khung thành của Stekelenburg không đủ để chắn biển thời biến đổi khí hậu (Brazil chẳng lẽ chưa phải là một El Nino hay La Nina với họ?), lại không có hàng công mạnh để giảm áp lực, làm sao để Hà Lan đăng quang ở World Cup?
Ngày 9/5 tại Hà Nội, Cục Thể dục Thể thao Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với ngành Truyền thông Đa phương tiện Trường Đại học FPT tổ chức lễ tổng kết chặng đường 5 năm của dự án “Thể thao Việt Nam cùng sinh viên Đại học FPT”, đồng thời khởi động giai đoạn phát triển mới hướng tới năm 2030.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam vừa tổ chức Lễ công bố đường bay thẳng giữa Hà Nội và Moscow, trong khuôn khổ các sự kiện diễn ra tại thủ đô nước Nga, dưới sự chứng kiến của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo cấp cao hai nước.
Sáng sớm 10/5, mưa lớn kèm sấm sét kéo dài nhiều tiếng đồng hồ đã khiến nhiều khu vực ở TP. Hồ Chí Minh bị ngập sâu; có nơi nước ngập quá nửa bánh xe, lượng mưa lên tới 200 mm.
Ngày 9/5/2025, Bệnh viện Mắt Hoa Lư (thuộc hệ thống Y khoa VISI) đã phẫu thuật thành công ca đặt Paul Glaucoma Implant (Paul Valve) cho một bệnh nhân glaucoma nặng, đánh dấu ca thứ hai tại Việt Nam sử dụng kỹ thuật tiên tiến này.
Trang tin “The New Zealand Herald” đã đăng tải bài viết của tác giả Ben Groundwater – một nhà văn người Australia - cho rằng Việt Nam gây ấn tượng mạnh mẽ với du khách Australia bởi những món ăn ngon “nhất thế giới” cùng với cảnh quan tuyệt vời trải dài từ vùng đất thấp châu thổ đến vùng núi cao.
Trong khuôn khổ Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam do Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), bạn bè quốc tế ngày 8/5/2025 đã rất ấn tượng với các tiết mục nhã nhạc Cung đình Huế.
Huế không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, mà còn là nơi bảo tồn kho tàng mỹ thuật Phật giáo đặc sắc - nơi tinh thần từ bi và trí tuệ nhà Phật được chuyển tải qua hệ thống mỹ học và mỹ thuật đậm đà bản sắc.
Cách đây tròn 60 năm, ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc lịch sử. Trong 4 năm cuối đời, cứ vào trung tuần tháng 5, vài ngày trước sinh nhật, Người lại dành thời gian để viết và sửa những lời dặn dò trong Di chúc.
Đoàn quân của HLV Nguyễn Đình Hoàng đã gặt hái những "quả ngọt" ban đầu tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025. Các cô gái Việt Nam hy vọng vào một kết quả tích cực trong trận gặp Iran lúc 16h00 ngày 11/5.
Lê Quang Liêm giúp đội cờ vua của đại học Webster làm nên lịch sử khi trở thành chương trình cờ vua đại học thành công nhất sau khi đoạt chức vô địch President's Cup 2025.