Phái bộ Anh tại Liên hợp quốc (LHQ) ngày 8/4 cho biết 9 trong tổng số 15 thành viên của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã hối thúc triệu tập một cuộc họp khẩn nhằm thảo luận về những thông tin liên quan đến cáo buộc sử dụng vũ khí học tại Syria.
Ngày 17/2, một nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định nước này không hề sử dụng vũ khí hóa học trong chiến dịch quân sự tại Syria và luôn quan tâm đến dân thường.
Cùng ngày, chuyên gia Joel Wit thuộc Viện nghiên cứu trên nhận định Mỹ có thể tổ chức các cuộc đàm phán với Triều Tiên nếu Washington chứng tỏ sự chân thành của mình, chẳng hạn như ngừng các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc.
Giáo sư Hecker nhận định: "Tôi tin rằng họ đã sản xuất được Triti. Trên thực tế năm 2016, đã có một số dấu hiệu cho thấy họ đang cố quảng bá về một trong các nguyên liệu chủ chốt để sản xuất triti, thứ gọi là Lithi-6...
Ngày 13/4, Tổ chức Cấm vũ khí hóa học thuộc Liên hợp quốc (OPCW) cho biết những cáo buộc về vụ tấn công bị nghi sử dụng vũ khí hóa học ở một thị trấn của Syria do phiến quân kiểm soát là "có thể tin được".
Hàng trăm người dân đã thiệt mạng sau khi liên quân do Mỹ dẫn đầu không kích vào một kho chứa vũ khí hóa học của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng gần Deir ez-Zor (Syria).
Mẫu phẩm thu được từ hiện trường vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Syria hồi tuần trước dương tính đối với chất độc thần kinh sarin. Đó là kết luận của một nhóm các nhà khoa học Anh thuộc Tổ chức Cấm vũ khí hóa học.
Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên hợp quốc đã nhận được ba bản dự thảo khác nhau liên quan vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học khiến hàng chục người chết và hàng trăm người bị thương ở Syria.
Sáng 7/4 (theo giờ Việt Nam), hàng loạt phương tiện truyền thông Mỹ dẫn lời giới chức quân sự nước này cho biết Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tấn công một căn cứ quân sự của Syria bằng tên lửa.
Hàn Quốc cho rằng CHDCND Triều Tiên đã sở hữu phi đội gồm 1.000 máy bay không người lái (UAV) có thể trưng dụng cho các cuộc tấn công với vũ khí sinh học và hóa học.
Ngày 28/2, tại Hội nghị Giải trừ quân bị của Liên hợp quốc ở Geneva (Thụy Sĩ), nhà ngoại giao Triều Tiên Ju Yong-choi khẳng định: "Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những giả thuyết và cáo buộc liên quan tới sự kiện ở Malaysia”.
Ngày 26/10, Chính phủ Syria đã phủ nhận thông tin cho rằng các lực lượng quân đội Syria từng sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông.
Ngày 21/9, giới chức Lầu Năm Góc thông báo tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã phóng một quả rốc-két mang đầu đạn hóa học vào một căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq.
Thời gian gần đây, một số cơ quan báo chí loan tin lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã sử dụng khí lưu huỳnh mù tạt (mustard) tự chế khi giao chiến với đối phương ở Iraq và Syria.
Các nhóm chuyên gia Mỹ đã bắt đầu công tác tiêu hủy một phần kho hóa chất loại mạnh có thể được sử dụng làm vũ khí của Syria tại vùng biển quốc tế thuộc Địa Trung Hải. Dự kiến quá trình này sẽ kéo dài trong hai tháng.