Vì sao trẻ em 3 tuổi nên được đi tầm soát bàn chân bẹt?

30/05/2024 15:24 GMT+7 | GenZ

Tất cả trẻ em đều có lòng bàn chân bẹt từ khi sinh ra cho đến 3 tuổi, sau đó vòm bàn chân bắt đầu hình thành hoàn chỉnh. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để thực hiện tầm soát bàn chân cho trẻ là 3 tuổi.

Việc thăm khám giúp ba mẹ phát hiện sớm dấu hiệu bàn chân bẹt và điều trị kịp thời để giảm thiểu tối đa các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho trẻ và chi phí điều trị. Bên cạnh đó, các bác sĩ chỉ ra cho ba mẹ những tác nhân chủ quan gây nên tình trạng bàn chân bẹt.

Trẻ dễ mắc hội chứng bàn chân bẹt bởi nhiều tác nhân

Hội chứng bàn chân bẹt là dị tật phổ biến ở trẻ nhỏ và được chia thành 2 loại dựa theo nguyên nhân. 

  • Bẹt sinh lý thường do sự lỏng lẻo của dây chằng và khả năng kiểm soát thần kinh cơ bẩm sinh ở trẻ nhỏ.

  • Bẹt cấu trúc hình thành do ba mẹ cho trẻ đi giày dép sai cách: đi giày, dép đế bằng. Hoặc ba mẹ không để cho trẻ đi chân trần lúc tập đi và vận động trên các địa hình không bằng phẳng như thảm cỏ, bãi cát,... 

Theo BS CKII Nguyễn Thị Ngọc Lan, thuộc trung tâm PHCN MYREHAB MATSUOKA, ba mẹ nên quan tâm tới sự phát triển của bàn chân và thực hiện tầm soát bàn chân bẹt ngay từ 3 tuổi cho trẻ để phát hiện sớm nguy cơ mắc bàn chân bẹt. Từ kết quả tầm soát, các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và tăng hiệu quả điều trị cho trẻ, đồng thời, giúp tiết kiệm chi phí cho ba mẹ. 

Vì sao trẻ em 3 tuổi nên được đi tầm soát bàn chân bẹt? - Ảnh 1.

Trẻ em dễ mắc hội chứng bàn chân bẹt do di truyền hoặc thói quen đi lại sai cách.

Ba mẹ hãy thực hiện tầm soát bàn chân bẹt cho trẻ ngay từ khi 3 tuổi 

Hội chứng bàn chân bẹt khiến trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn trong vận động và biến chứng về lâu dài. Điển hình là khó giữ thăng bằng khi đi lại, hay bị vấp ngã; hạn chế khả năng vận động trong một số môn thể thao cần sự nhanh nhẹn và linh hoạt như chạy bứt tốc, bang đá, bang rổ;... Hội chứng này có thể gây đau nhức bàn chân hoặc biến dạng cấu trúc xương, ảnh hưởng cột sống, lệch trục cơ thể của trẻ. 

Theo các chuyên gia MYREHAB MATSUOKA, nếu ba mẹ ba lỡ thời gian “vàng” để tầm soát, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị, thời gian chờ đợi hiệu quả phục hồi sẽ dài hơn so với phát hiện sớm. Đặc biệt, trong một số trường hợp khó phục hồi bằng các phương pháp trị liệu, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Theo BS Ths. Vũ Thị Hằng tới từ Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA, việc tầm soát bàn chân bẹt càng sớm, ngay từ khi trẻ 3 tuổi sẽ rút ngắn thời gian điều trị. Hiện nay, các trang thiết bị hiện đại như máy tập DIERS – Pedoscan có thể giúp phát hiện sớm và chính xác, an toàn cho bé về hội chứng bàn chân bẹt.

Hệ thống DIERS Pedoscan sử dụng công nghệ đo cao tần ghi lại hình ảnh bàn chân; hiển thị mức độ cân đối trong khả năng phân ba áp lực, vị trí chịu lực nơi bàn chân của trẻ. Ưu điểm của hệ thống này là sử dụng công nghệ đo cao tần giúp đưa ra kết quả nhanh và chính xác nhất; tiết kiệm thời gian; an toàn với sức khỏe trẻ nhỏ.

Hình ảnh dưới đây là kết quả tầm soát đánh giá tình trạng bàn chân được thực hiện bai thiết bị DIERS – Pedoscan tại trung tâm MYREHAB MATSUOKA.

Vì sao trẻ em 3 tuổi nên được đi tầm soát bàn chân bẹt? - Ảnh 2.

Thiết bị DIERS pedoscan hiện đại cung cấp kết quả tầm soát chi tiết tình trạng bàn chân và nguy cơ mắc tật ở trẻ.

Giải pháp điều trị hội chứng bàn chân bẹt cho trẻ trên 3 tuổi 

Trong trường hợp trẻ đã trên 4 tuổi có các dấu hiệu của bàn chân bẹt, ba mẹ hãy đưa trẻ đi tầm soát càng sớm càng tốt. Với công nghệ hiện đại và phương pháp vật lý trị liệu tân tiến, người bệnh mắc hội chứng bàn chân bẹt vẫn có cơ hội điều trị ngay cả khi đã qua giai đoạn vàng từ 3 - 7 tuổi. 

Việc điều trị sớm bằng các bài tập vật lý trị liệu, vận động trị liệu là giải pháp tối ưu để rút ngắn thời gian phục hồi, đưa con về với cuộc sống bình thường cùng độ tuổi.

BS Ths. Vũ Thị Hằng chia sẻ rằng phương pháp tập luyện tại MYREHAB MATSUOKA đã mang tới niềm vui, hạnh phúc cho rất nhiều gia đình, tạo sự hứng thú và động lực tập luyện cho trẻ. 

Phương pháp điều trị toàn diện tại MYREHAB MATSUOKA sẽ kết hợp giữa tập luyện tạo vòm chân, lót giày định hình sản xuất tại Nhật Bản được đo đạc riêng cho từng trẻ, cùng với nhiều phương thức vật lý trị liệu để đẩy nhanh hiệu quả phục hồi. Ví dụ như: siêu âm; điện xung; hồng ngoại kết hợp với điều chỉnh dáng đi; điều trị lệch trục chân, định hình ngay cả khi sinh hoạt tại nhà hay đi ngủ, trong khoảng thời gian không đi giày bằng băng dán Kinesio. Kết quả phục hồi sẽ thấy rõ rệt sau 3 tháng tập luyện và điều trị.

Bác sĩ và kỹ thuật viên MYREHAB MATSUOKA sẽ dựa vào thể trạng, độ tuổi để đưa ra lộ trình vận động được cá nhân hóa cho từng trẻ. Với phương pháp lấy vận động làm trung tâm, bài tập sẽ tập trung vào làm khỏe các nhóm cơ liên quan, tăng khả năng vận động, thay đổi thói quen. Đặc biệt, các bài tập được biến tấu thành những  trò chơi vận động để gây hứng thú và không nhàm chán với trẻ. 

Vì sao trẻ em 3 tuổi nên được đi tầm soát bàn chân bẹt? - Ảnh 3.

Điều trị sớm và đúng cách hội chứng bàn chân bẹt là chìa khóa quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ.

Ngay những năm tháng đầu đời của trẻ, ba mẹ nên đưa con đi thực hiện tầm soát bàn chân bẹt để phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời giúp con phát triển tốt nhất. 

Hiểu được những khó khăn của ba mẹ trong quá trình điều trị tại nhà, MYREHAB MATSUOKA tổ chức chương trình “Sân chơi vận động” hoàn toàn miễn phí cho trẻ bàn chân bẹt vào thứ 7 hàng tuần. 

Tại đây ba mẹ sẽ cùng con tập luyện theo nhóm dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia; được hướng dẫn cách massage cân gan bàn chân cũng như cách lựa chọn giày dép phù hợp nhất với tình trạng bàn chân của bé.

Mùa hè này, ba mẹ đưa trẻ tới MYREHAB MATSUOKA để cùng tập luyện với các chuyên gia và tham gia các trò chơi vui nhộn để đôi chân con trở về trạng thái bình thường, chạy nhảy thật dễ dàng.

MYREHAB MATSUOKA - Trung tâm trị liệu và phục hồi chức năng hợp tác Việt Nam - Nhật Bản

  • Hotline: 1900 3181

  • Website chính thức: https://myrehab-matsuoka.com/ 

  • Địa chỉ: Tầng 2 Tòa nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.

 

Trâm Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm