09/05/2023 12:02 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Dù có điều kiện dư dả vật chất, người đàn ông vẫn thấy tuổi già trôi qua trong bi kịch.
*Dưới đây là những chia sẻ từ cuốn tự truyện của ông Zeng (72 tuổi) trên nền tảng Toutiao
Nhiều người vẫn bảo nhau, càng về già nếu bạn có tiền lương hưu cao thì cuộc sống sẽ hạnh phúc. Nhưng nếu tôi nói, "Có nhiều tiền cũng là một trải nghiệm tồi tệ" - có phải mọi người sẽ nói tôi quá tự phụ? Thế nhưng, đó là thực tế diễn ra với cuộc sống hàng ngày của tôi.
Năm 18 tuổi, tôi gia nhập quân đội. Năm 39 tuổi, vợ tôi đột ngột qua đời. Sau khi nghỉ hưu ở tuổi 60, tôi được hưởng nhiều phúc lợi và trợ cấp khác nhau nên tiền lương cao hơn so với mặt bằng chung.
Năm đầu tiên về hưu, tôi chỉ nhận được hơn 8.000 NDT/tháng (~27 triệu đồng). 12 năm sau, tiền lương hưu tôi đã chạm mốc 15.000 NDT (~50 triệu đồng) - đây là con số không nhỏ, thậm chí còn cao hơn thu nhập của nhiều người lao động,
Nhận số tiền lương hưu cao đến thế, tôi từng thấy may mắn vì có cuộc sống tuổi già dư dả vật chất, không cần dựa dẫm vào con cái. Tuy nhiên, khi thời gian qua đi, tôi thấy tiền lương hưu này giống như con dao hai lưỡi, đẩy cuộc đời tôi dần đến bi kịch.
Nhiều lúc tôi tự ngẫm "hoá ra có nhiều tiền cũng là một loại rắc rối" bởi 4 lý do sau đây:
Năm 29 tuổi, bố mẹ gọi tôi về nhà và sắp xếp một cuộc hôn nhân vội vàng. Thời điểm đó, quân đội cho phép tôi nghỉ việc trong 15 ngày. Như thế chỉ trong 2 tuần ngắn ngủi, tôi đã hoàn thành 3 sự kiện lớn của đời người là tự bỏ tiền xây nhà, đi xem mắt và lĩnh giấy chứng nhận kết hôn. Sau 15 ngày, tôi lại quay về quân ngũ.
Với tính chất làm việc trong quân đội, tôi chỉ có thể về thăm nhà một lần trong hai năm. Cũng vì thế, thời gian mà tôi dành cho vợ và hai đứa con vô cùng ngắn ngủi.
Tôi cảm thấy cuộc sống trôi qua quá nhanh. Tôi đã trở thành một người chồng, người cha trước khi tôi tập làm quen điều đó. Từ đó, tôi nghĩ cuộc sống hôn nhân cũng đơn giản như thế. Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa từng lo lắng con cái sẽ trưởng thành như thế nào. Hàng tháng việc tôi cần làm chỉ là gửi tiền về chăm sóc chúng.
Sau 10 năm kết hôn, vợ qua đời, để lại cho tôi nỗi day dứt vì không thể dành đủ tình yêu thương cho cô ấy. Tôi ngẫm lại, quãng thời gian hai vợ chồng bên nhau có lẽ kéo dài chưa đến 7 tháng.
Sau khi vợ mất không lâu, tôi xin chuyển về đơn vị ở quê hương làm việc, bất chấp mức lương nhận được bị sụt giảm đáng kể. Vì thương con cái và nỗi day dứt với người vợ quá cố, tôi chọn sống một mình, "gà trống nuôi con". Tôi dồn hết tâm sức vào việc kiếm tiền nuôi gia đình, cho con học ở những ngôi trường tốt nhất trong vùng. Chưa đầy 6 năm sau khi thay đổi nơi làm việc mới, tôi đã mua được một căn nhà ở thành phố và chuyển cả gia đình đến đây sinh sống.
Tôi có điều kiện vật chất khá dư dả, lại thêm thương con mất mẹ từ sớm, nên tôi không tiếc chi tiền để con có công việc và mối hôn sự tốt, cũng như trợ giúp kinh tế khi chúng gặp khó khăn.
Thế nhưng khi càng đầu tư cho con, tôi nhận ra hai đứa con càng trở nên kém cỏi và phụ thuộc vào mình. Tôi mua cho mỗi người đứa một căn nhà, sau đó tôi còn phải chi tiền nuôi dưỡng những đứa cháu cho đến khi chúng trưởng thành. Sau 12 năm nghỉ hưu, các con chỉ tìm đến tôi khi chúng có những khoản nợ, chứ không mấy quan tâm đến tình hình sức khoẻ của người bố đang “gần đất xa trời".
Với tốc độ “lan truyền” thông tin nhanh chóng ở địa phương nhỏ lẻ, hầu hết bạn bè và người thân đều biết tôi nhận được khoản lương hưu lên đến 15.000 NDT. Vì thế, có rất nhiều người quen tìm đến làm phiền để yêu cầu tôi cho họ vay hoặc xin tiền từ tôi.
Đối mặt với những người thân ấy, tôi rất khó từ chối họ bởi nếu không, họ sẽ cho rằng tôi và gia đình "không có đạo đức", "sống vô tâm". Hàng năm, thậm chí hàng tháng, tôi đã chán ngấy việc có một nhóm người luôn tìm đến nhà mình để mượn tiền. Ai cũng nói muốn tôi cho vay nhưng không chịu viết giấy cam kết, chỉ biết lấy nước mắt để làm lời hứa hẹn. Có những khi, tôi phải ngậm ngùi không đòi được nợ vì mối quan hệ tình thân phức tạp.
Bên cạnh đó, do biết tôi có kinh tế dư dả nên mỗi khi quê nhà có dự án công trình mới như xây nhà, lắp đèn đường… gia đình và quản lý địa phương đều thúc giục tôi đóng thêm so với người khác. Nếu tôi từ chối chuyện đóng góp, họ sẽ bàn tán về tôi với những lời nói xấu xa.
Vì con cái, tôi chấp nhận không tái hôn suốt quãng thời gian còn trẻ. Thế nhưng chứng kiến sự bất hiếu của chúng khi về già, tôi dần cảm thấy cô đơn và muốn tìm kiếm một người chung sống suốt phần đời còn lại.
Ban đầu tôi cho rằng điều kiện kinh tế của mình tốt như thế, việc tìm kiếm một người vợ sẽ chẳng mấy khó khăn. Thế nhưng, thực tế không như vậy.
Tôi đã trải qua vài cuộc xem mắt thuận lợi. Thậm chí có đến 2-3 người sẵn sàng tiến đến hôn nhân ngay với tôi. Thế nhưng tôi nhanh chóng phát hiện, họ muốn lấy tôi chỉ vì tiền. Có người nói hẳn muốn tôi cho cô ấy bao nhiêu tiền, mua cho cô ấy món đồ nào. Có người lại nói muốn tôi chăm sóc con cái giúp họ.
Chẳng hạn cách đây 4 năm, tôi quen một người phụ nữ tên Amei, kém tôi 7 tuổi. Chúng tôi nói chuyện với nhau rất lâu. Về cơ bản, chúng tôi đã sẵn sàng cho cuộc hôn nhân mới, chỉ thiếu một bước là đi lấy giấy chứng nhận kết hôn.
Thời gian sau, Amei biết tôi có 2 căn nhà. Amei nhất quyết bắt tôi cho cô ta một căn, hoặc dùng tiền lương trợ cấp mua cho con trai cô ta một căn nhà khác. Trước đó, tôi đã định tặng Amei một căn nhà, nhưng các con tôi đều lên tiếng phản đối. Đến lúc này, tôi mới nhận ra, hôn nhân hạnh phúc không nên là một cuộc giao dịch.
Đến bây giờ, tôi vẫn chưa tìm thấy đối tượng kết hôn phù hợp. Trong khi các con đều đã dọn ra ở riêng, cuộc sống một mình khiến tôi ngày càng cô quạnh. Ngày tháng lặp lại đơn điệu suốt bao năm, tôi không biết bao giờ cảm giác chán chường này mới kết thúc.
Sau khi bước sang tuổi 70, sức khỏe của ông tôi ngày càng xuống dốc. Dù đã tốn nhiều chi phí điều trị nhưng chấn thương từ thời quân ngũ, cùng với bệnh tuổi già đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi.
Khi cơn đau ập đến, tôi đã đến bệnh viện điều trị. Cơ thể chỉ bớt đau đớn trong thời gian ngắn, sau đó bệnh lại tái phát. Ngoài ra, răng của tôi cũng không tốt. Tôi không thể ăn đồ cay và đồ cứng. Hàng ngày tôi chỉ ăn những món nhạt và dạng lỏng lẻo như cháo. Điều này khiến cuộc sống của tôi càng trở nên khổ sở.
Dù có tiền lương hưu lớn nhưng tôi không được hưởng nhiều lợi ích từ chúng. Trợ cấp tiền cho con cái, cho người thân mượn tiền, đi khám bệnh… số tiền còn lại tôi dành cho bản thân thực sự không đáng bao nhiêu.
Đôi khi tôi còn nghĩ, nếu không có nhiều tiền như vậy, liệu cuộc sống của tôi có bình yên và hạnh phúc hơn không? Nếu tôi có ít tiền, con cái sẽ không liên tục bòn rút từ cha, người thân không kêu tôi “ích kỷ" nếu tôi từ chối cho họ vay tiền, và người phụ nữ tôi muốn tái già sẽ không cố gắng lấy tiền từ tôi…
Nguồn: Toutiao
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất