Vĩnh biệt danh họa Phan Kế An

24/01/2018 07:52 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Họa sĩ Phan Kế An, một trong những cây đại thụ của nền hội họa Việt Nam, họa sĩ hiếm hoi còn lại của thế hệ các họa sĩ thời kỳ mỹ thuật Đông Dương đã đi về với cõi thiên thu lúc 10h30 sáng qua (23/1) do tuổi cao sức yếu, thọ 95 tuổi.

Họa sĩ Phan Kế An (sinh ngày 20/3/ 1923) quê ở làng Mông Phụ, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Cha ông là Khâm sai đại thần Phan Kế Toại từng giữ chức Bộ trưởng Nội vụ, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phan Kế An học khóa XVIII (1944-1945) tại Trường Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux- Arts de l’Indochine), nay là Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam.

Chú thích ảnh
Họa sĩ Phan Kế An. Ảnh: FB Tạp chí Mỹ thuật

Ông Phan Kế An thành công ở thể loại tranh sơn mài, sơn dầu mà nổi tiếng nhất là bức Nhớ một chiều Tây Bắc được vẽ vào mùa Đông năm 1950, thời gian ông đi kháng chiến với tư cách là đặc phái viên của báo Sự thật. Bức tranh đã gợi cho họa sĩ - nhà thơ Đoàn Việt Bắc sáng tác thơ và nhạc sĩ Vũ Thanh phổ nhạc cho ca khúc Nhớ một chiều Tây Bắc. Nhưng đặc biệt nhất, ông là họa sĩ đầu tiên được vẽ ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc và có khoảng 20 tác phẩm về Người.

Ông còn là một cây bút biếm họa, từng cộng tác với nhiều tờ báo lúc bấy giờ như báo Sự thật, báo Nhân Dân … với bút danh Phan Kích. Ông đã được tặng nhiều giải thưởng cao quý như: Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì,Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam…

Dấu ấn chiến tranh trong hội họa Phan Kế An

Dấu ấn chiến tranh trong hội họa Phan Kế An

Có một người họa sỹ đã song hành cùng hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, ngay từ những ngày đầu trên chiến khu Việt Bắc đến những ngày Hà Nội chìm trong mưa bom bão đạn của trận Điện Biên Phủ trên không.

Hoài Thương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm