Di tích Lăng Lê Văn Duyệt có nhiều hạng mục bị xuống cấp

03/12/2019 08:32 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Phòng VHTT, Phòng GD&ĐT, Trung tâm Văn hóa quận Bình Thạnh (TP.HCM) phối hợp cùng Ban quản lý di tích lịch sử - văn hóa Lăng Lê Văn Duyệt vừa tổ chức họp mặt kỷ niệm 30 năm đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia (6.12.1989 - 6.12.2019).

Xây chùa cấp tốc xâm lấn Di tích lịch sử-kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia

Xây chùa cấp tốc xâm lấn Di tích lịch sử-kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia

Nhiều ngày qua, rất đông người dân xã Thanh Yên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, bức xúc trước việc chùa Linh Sâm đang được "cấp tốc" xây dựng dù chưa có quy hoạch chi tiết, chưa được cấp phép và xâm lấn vào khu vực bảo vệ Di tích lịch sử - kiến trúc, nghệ thuật cấp quốc gia đền Hữu.

Tả quân Lê Văn Duyệt có nguồn gốc tổ tiên từ Quảng Ngãi, đến đời nội tổ thì vào Nam định cư lập nghiệp tại Tiền Giang. Ông được phong tước hiệu Quận công, ông được liệt vào bậc khai quốc công thần và bình chọn “Võ công Đệ nhất”, hai lần được phong làm Tổng trấn Gia Định thành. Tả quân mất năm 1832, được an táng tại làng Bình Hòa - Gia Định.

Đến năm 1848, vua Tự Đức cho xây dựng lại mộ và lập một ngôi miếu thờ chỉ gồm 3 gian nhà nhỏ, thấp, vách ván, mái ngói và giao cho con cháu Tả quân lo việc thờ cúng. Mãi đến năm 1914 đến 1974, toàn khu vực Lăng mộ được xây dựng hoàn chỉnh như hiện nay. Ngày 6.12.1989, Lăng được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Chú thích ảnh
Chương trình sân khấu hoá tái hiện cuộc đời Tả quân Lê Văn Duyệt

Sau khi được công nhận di tích, việc sửa chữa, trùng tu lớn được Nhà nước đầu tư thực hiện tập trung vào cơ sở hạ tầng phù hợp với phát triển đô thị, với các đợt trùng tu lớn vào năm 1995, 2001, 2008 cùng nhiều lần sửa chữa nhỏ. Sau nhiều đợt trùng tu, sửa chữa, di tích Lăng Lê Văn Duyệt phần nào giữ được nét uy nghiêm, cổ kính vốn có của một cơ sở tín ngưỡng dân gian. Tuy nhiên, theo bà Lâm Thị Hoàng Oanh, Trưởng Ban Quản lý di tích, mặc dù được trùng tu lớn và sửa chữa thường xuyên nhưng một số hạng mục tại Lăng đã và đang tiếp tục xuống cấp, ảnh hưởng đến kiến trúc di tích.

Theo đó, mái ngói toàn miếu thờ đang ở giai đoạn bị dột nặng mỗi khi mưa xuống; các mảnh khảm sành sứ từng ngày rơi rớt tự nhiên theo thời gian làm mất dần các hình ảnh. Cổng chính ra vào và các cổng phụ qua xây dựng, sửa chữa nhiều lần, không đồng đều về chất liệu, kiến trúc, làm mất đi vẻ tôn nghiêm của di tích. Bên cạnh đó, vòng tường rào bao quanh di tích do lâu năm nên hiện đang mục, hư, lắp đặt nhiều kiến trúc khác nhau,... làm mất mỹ quan của di tích. Ngoài ra, di tích vẫn chưa được kết nối khả thi để mở rộng giới thiệu cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Đại diện Ban Quản lý di tích cho biết trong thời gian tới sẽ tiến hành lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể đối với lễ hội Khai sơn - Khai hạ của Lăng, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện hồ sơ ghi nhận mộ 2 Cô hầu bổ sung vào quần thể di tích hiện hữu hiện nay.

Trong khuôn khổ kỷ niệm 30 năm đón nhận Bằng công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, Di tích Lăng Lê Văn Duyệt tổ chức các hoạt động như triển lãm ảnh nghệ thuật, cuộc thi kể chuyện thiếu nhi về Tả quân Lê Văn Duyệt,... Tại buổi họp mặt, Ban Quản lý di tích phối hợp với quận Bình Thạnh tặng quà và tiền cho 20 hộ khó khăn trên địa bàn, mỗi suất trị giá 3 triệu đồng.

Theo Báo Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm