Bảo tàng Quốc gia Syria mở cửa trở lại: Di sản 'hồi sinh' sau khói lửa

31/10/2018 19:00 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Một phần của Bảo tàng Quốc gia Syria đã mở cửa trở lại đón công chúng sau 6 năm đóng cửa vì khói lửa chiến tranh.

Bảo tàng cổ vật nổi tiếng thế giới ở Damascus này đã đóng cửa vào năm 2012 nhằm bảo vệ hàng loạt món đồ tạo tác cổ xưa khỏi bị hư hại.

Gấp rút đưa bảo tàng vào hoạt động

Khi cuộc nội chiến nổ ra, hầu hết những cổ vật trong bộ sưu tập giá trị tại bảo tàng đã được sơ tán rồi lưu giữ tại các địa điểm bí mật.

Chỉ tới gần đây, quyết định mở cửa lại một phần bảo tàng mới được đưa ra, khi chính phủ Syria duy trì được tình trạng ổn định tại quốc gia này.

Chú thích ảnh
Một trong hơn 9.000 đồ tạo tác đã được khôi phục và bảo tồn

Tuy chỉ một phần của Bảo tàng Quốc gia Damascus mở cửa cho du khách vào Chủ nhật qua (28/10), nhưng Phó giám đốc bảo tàng, ông Ahmad Deeb, cho biết chính quyền hiện đang gấp rút lên kế hoạchđưa toàn bộ bảo tàng đi vào hoạt động trong thời gian tới.

"Chúng tôi sẽ trưng bày một nhóm các đồ tạo tác từ mọi thời kỳ, từ thời tiền sử hay những cổ vật về thời kỳ Hồi giáo cổ xưa" - ông Ahmad Deeb nói với giới truyền thông.

Chú thích ảnh
Ông Mohamed al-Ahmad phát biểu tại buổi lễ mở cửa trở lại Bảo tàng Quốc gia Syria

Các khu vườn thuộc bảo tàng vẫn mở cửa đón công chúng trong thời gian xảy ra xung đột, nhưng tòa nhà bên trong bị đóng cửa khi Damascus rơi vào tay quân nổi dậy.

Syria, với tư cách là một trong những địa điểm tập trung nhiều tuyến thương mại trong lịch sử cổ đại nhất, nổi tiếng với di sản phong phú và đa dạng từ lâu.

Một số địa điểm nổi tiếng tại đây có thể kể tới như: di sản thế giới UNESCO tại Palmyra, đã rơi vào tay của nhóm phiến quân Hồi giáo và bị cố ý phá hủy, hay như “trái tim cổ xưa” Aleppo, cũng bị phá hủy trong quá trình giao tranh dữ dội không ngừng.

Sự tái hiện diện của cuộc sống thời bình

Các quan chức Syria, các nhà khảo cổ và chuyên gia phục hồi từ nước ngoài đã tham dự lễ khai mạc Bảo tàng Quốc gia Syria ở trung tâm Damascus.

Sự kiện được các quan chức Syria ca ngợi là minh chứng của cuộc sống thời bình sau khoảng thời gian dài đất nước chìm trong chiến tranh.

Với sự ủng hộ của các đồng minh như Nga và Iran, quân đội Syria đã chiến thắng phiến quân nổi loạn ở ngoại ô Damascus, trục xuất nhóm vũ trang ở phía Bắc và khôi phục lại an ninh.

"Việc mở cửa trở lại bảo tàng là thông điệp rõ nét và chân thực rằng Syria vẫn còn ở đây và di sản của đất nước chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng bởi khủng bố" -Bộ trưởng Văn hóa của Syria, Mohamed al-Ahmad nói với các phóng viên và du khách - "Hôm nay, Damascus đã phục hồi".

Chú thích ảnh
Một vị khách ghé thăm bảo tàng sau khi nơi này mở cửa trở lại

Trong số các cổ vật trưng bày có cả những bức tranh tường từ thế kỷ thứ2, thời kỳ Dura-Europos ở phía Đông Syria, hay hàng dệt may từ trung tâm Palmyra và tượng nữ thần chiến thắng Hy Lạp từ phía Nam.

Nội chiến Syria, nổ ra từ đầu năm 2011, đã trở thành thảm họa đối với hệ thống di sản phong phú của đất nước. Các nhà chức trách đóng cửa các viện bảo tàng và cất giữ an toàn hơn 300.000 đồ tạo tác, nhưng nhiều địa điểm vẫn không tránh khỏi bị phá hủy bởi phiến quânvà bị hư hại do hai bên giao tranh hoặc bị cướp phá.

Mahmoud Hammoud, người đứng đầu ban giám đốc Cổ vật và Bảo tàng, cho biết 4/5 lượngcổ vật của bảo tàng sẽ được trưng bày, bên cạnh một số đồ tạo tác dochính quyền Syria khôi phục hoặc thu giữ.

Hơn 9.000 đồ tạo tác đã được khôi phục và khai quật kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, ông nói khi lưu ý rằng bảo tàng cần được cải tạo và tài trợ. Ông cho biết hàng trăm ngàn đồ tạo tác và tác phẩm điêu khắc quan trọng đã bị tuồn lậu ra nước ngoài trong cuộc khủng hoảng.

Du khách sẽ có thể xem các chuyên gia phục hồi hàng trăm món đồ khai quật từ Palmyra, nơi phiến quân IS chiếm đóng suốt nhiều thángvà phá hủy một số di tích nổi tiếng nhất thế giới.

Bảo tàng Na Uy bị mất trộm 400 hiện vật từ thời Viking

Bảo tàng Na Uy bị mất trộm 400 hiện vật từ thời Viking

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, khoảng 400 hiện vật từ thời Viking (từ khoảng năm 793 đến năm 1066) đã bị đánh cắp trong khoảng thời gian từ ngày 11/8 đến 13/8 tại Bảo tàng Bergen, miền Tây Nam Na Uy.

Bartosz Markowski, một chuyên gia Ba Lan về bảo tồn điêu khắc đá và chi tiết kiến trúc, cho biết ông đã làm việc ở Palmyra trước khi chiến tranh nổ ra.

"Tôi đang cứu các di sản, chủ yếu ở Palmyra, nơi tôi đã làm việc từ trước cuộc nội chiến" - ông nói - "Tôi trở lại ngay sau khi giải phóng và giúp bảo tồn khẩn cấp các đồ vật bị phá hủy ở Palmyra... Hiện vẫn còn rất nhiều thiệt hại ở Palmyra".

Duy An (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm