Văn hóa ứng xử và Học viện phong thái URA

16/12/2020 11:00 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Khi tôi đọc đề án Văn hóa công vụ được Chính phủ ban hành, tôi rất mừng, bởi tôi thiển nghĩ đây là sự mở đầu cho văn hóa ứng xử ở xứ ta trong thời đại văn minh và toàn cầu hóa hiện nay.

Cải thiện hình ảnh du lịch Thủ đô qua văn hóa ứng xử văn minh

Cải thiện hình ảnh du lịch Thủ đô qua văn hóa ứng xử văn minh

Chiều 1/12, hàng trăm doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, các điểm đến, các tổ chức hoạt động du lịch tại Hà Nội đã tham gia cuộc triển khai Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, nhằm tạo ấn tượng tốt trong con mắt bạn bè trong nước và quốc tế, cải thiện hình ảnh du lịch Thủ đô.

“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là điều mà cha ông mình luôn nhắc nhở con cháu đời sau.

Đọc lại sử sách và xem những bộ phim cổ trang về thời xưa, chúng ta đều thấy các vị quan viên khi lên công đường hay đi tuần thú từ ăn mặc, đi đứng, nói, cười đều có khuôn phép, lễ nghĩa, không hề tùy tiện hay cẩu thả. Khi đã bước vào con đường công vụ dù chức to hay nhỏ  gần như tất cả quan viên ai cũng phải học lễ, nghĩa, học đi, học đứng, học nói, học cười sao cho thật chuẩn mực. Chẳng phải chỉ các quan viên mà con cái những gia đình gia giáo ở ta ngày trước cũng được học lễ nghĩa, từ đi đứng, nói cười... sao cho thực sự có văn hóa.

Con gái cố giáo sư Lê Trí Viễn là Lê Lưu Oanh có lần đã kể cho tôi nghe chuyện bố mình đã dạy các con đi lại nói cười ra sao cho đúng lễ nghĩa. Lê Lưu Oanh kể rằng bố cố đã dạy cô cách đi sao cho đẹp, cho đàng hoàng, lịch sự bằng cách bắt cô đội lên đầu một cái chăn gấp lại, Lê Lưu Oanh đã tập đi tập lại nhiều lần để mỗi bước đi không rụt đầu, ngọe cổ, dánh người luôn thẳng, bước đi chậm rãi khoan thai...

Chú thích ảnh

Tôi nhớ có lần cô bạn người Hàn Quốc Choi Ha Na hẹn đưa tôi đến gặp một lãnh đạo Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Do vội vàng nên khi ra xe ô tô tôi chưa kịp mặc com-lê, đi giày. Ha Na liền nghiêm nét mặt bảo: “Anh về nhà thay quần áo đi, thà chậm mấy phút chứ không thể ăn mặc như thế này được, văn hóa công vụ của anh để đâu”.

Từ đó, trong những chuyến đi công tác nhiều nước trên thế giới, tôi luôn chú ý đến vấn đề này. Có lần, tôi đi công tác ở Hàn Quốc được thông báo là Tổng thống sẽ tiếp, người thư ký của Tổng thống gặp tôi từ hôm trước để kiểm tra tư trang, quần áo, dặn dó tôi nhiều điều về “Văn hóa công vụ” làm tôi thực sự thấy ngượng vì họ biết với người Việt Nam khái niệm “Văn hóa công vụ” này còn xa lạ!

Thực ra, ở nhiều nước văn minh, phát triển trên thế giới vấn đề này đã có từ lâu. Ngay trên phim ảnh Hàn Quốc, Nhật Bản... mà ta xem đều thấy những người khi thực thi công vụ đều mặc com-lê, đeo cà-vạt, đi giày và khi gặp cấp trên, hay khi làm nhiệm vụ đều có những ứng xử trong từng cử chỉ hành động rất chuẩn mực.

Ăn mặc xoàng xĩnh, nói năng bỗ bã, hành xử tùy tiện... không phải là để hòa đồng với quần chúng, gần gũi với mọi người của người cán bộ khi đang thực thi công vụ như một số người vẫn nghĩ; mà là sự thiếu tôn trọng người khác, thiếu lịch sự, thiếu văn hóa.

Thực tế thời gian qua, nhất là mấy ngày gần đây trên mạng xã hội, nhất là trên Facebook, Youtube... nhiều hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa của một số cán bộ, nhân viên hay những người coi thường văn hóa ứng xử ở xứ ta đã được cộng đồng mạng đưa lên, thậm chí có những lời bình phẩm chẳng hay ho gì.

Hôm vừa rồi, vào thành phố Hồ Chí Minh dự chung kết Hoa hậu Việt Nam tôi được một người bạn nguyên là phóng viên báo Tiền Phong dẫn đến Học viện phong thái URA ở quận Thủ Đức. 

Sau một thời gian đi tìm hiểu và tận mắt chứng kiến tôi thực sự vui mừng vì đây là lần đâu tiên tôi được đến thăm một cơ sở “Dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở” điều mà ông cha xưa luôn dặn lại con cháu, nhưng có một thời ta lãng quên, coi nhẹ. 

Chú thích ảnh

Ở Học viện phong thái URA có nhiều chuyên gia giỏi dạy nhiều môn học mà tôi cho là rất hay, rất bổ ích và cần thiết cho chúng ta. Ở đây có những tiết học về: Nghi thức giao tiếp thanh lịch; Kỹ năng bàn tiệc; Nghệ thuật nói trước công chúng; Nghi thức giao tiếp trong kinh doanh; Kỹ năng Catwalk chuyên nghiệp... Tôi tận mắt chứng kiến lớp học mà tưởng như ai cũng biết như: Cách sử dụng dao, muỗng khi ăn, cách cầm đũa, cách uống trà, cách lên và xuống ô tô...

Trò chuyện với giám đốc Học viện phong thái URA Đặng Bảo Trâm, tôi vỡ ra nhiều điều. Với một người từng trải như tôi tưởng đã thấu hiểu những cách thức giao tiếp hàng ngày, hóa ra, chính tôi cũng chưa biết hết... Theo giám đốc Đặng Bảo Trâm, ý thức giao tiếp vô cùng quan trọng. Nghiên cứu từ đại học Harvard cho hay sự thành công của một người 85% là dựa vào kỹ năng xã hội, 15% là dựa vào kỹ năng công nghệ...

Chưa bao giờ vấn đề kỹ năng mềm lại được đặt ra cấp thiết như hiện nay, trong thời đại số hóa, thời đại toàn cầu hóa. Và, vấn đề văn hóa ứng xử ở xứ ta theo tôi cũng rất cấp thiết!

Viết tại nhà vườn Sóc Sơn 12/2020

Dương Kỳ Anh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm