(TT&VH) - Triển lãm mang tên “Những Kỷ vật kháng chiến sống mãi với thời gian” khai mạc ngày 2/2/2010 tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Triển lãm có một phần nhấn trang trọng nhằm giới thiệu với người xem bộ sưu tập quý giá của một gia đình ở Hà Nội gồm những thanh kiếm cổ và năm trống đồng Đông Sơn.
Bài báo này không đề cập đến toàn bộ cuộc trưng bày mà tập trung vào hình tượng ba cặp hổ trên băng trang trí mặt của một trong số năm chiếc trống đồng nói trên đã từng gây xôn xao dư luận. Qua đó chúng tôi muốn giới thiệu một số kết quả nghiên cứu của Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á có liên quan đến vấn đề quan hệ giữa con người và loài cọp trong quá khứ xa xưa của dân tộc ta.
Trước hết, xin đính chính hộ cho chủ nhân chiếc trống cũng như lời giới thiệu của một số người trong cuộc trưng bày nói trên, rằng hình tượng con hổ đã từng xuất hiện nhiều trong nghệ thuật Đông Sơn chứ không phải lần đầu trên mặt trống trong bộ sưu tập của gia đình Dương Phú Hiến. Tuy nhiên, việc đưa hình tượng hổ lên mặt trống, đan xen giữa những cánh chim Lạc mỏ dài, quả là điều còn hiếm thấy trong nghệ thuật trang trí trống đồng nói chung. Nói là hiếm chứ không phải là đến nỗi “xưa nay chưa từng có”.
Trống đồng và chi tiết hình hổ trên mặt trống đang được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự VN
Từ lâu, các học giả trên thế giới đã nhắc đến hình tượng hổ săn hươu và người săn hổ trên mặt và tang những trống đồng Đông Sơn lưu lạc đến tận vùng Kur, Sangeang ở miền Đông Indonesia. Trên mặt trống Kur, hổ mình vằn đang đuổi theo một con hươu, trong khi chính nó là mục tiêu của một người cầm cung đang ngắm bắn. Trên tang chiếc trống này một con hổ mình vằn khác cũng đang trong tư thế đuổi theo một con hươu sừng. Trên phần tang của trống Sangeang có cảnh một người tay phải cầm khiên, tay trái cầm kiếm dạng “tước” (đốc tay cầm hình khuyên tròn) đang trong tư thế đánh nhau với một con hổ chồm lên đứng bằng hai chân sau. Một con chó đứng sau hình người cũng đang chồm lên sủa hỗ trợ cho chủ nhân đánh hổ.
Kiểu cách những con hổ như vậy còn xuất hiện ở trên thân một chiếc bình trang trí hoa văn Đông Sơn hiện được trưng bày tại phần Việt Nam của Bảo tàng Guimet (Pháp). Tại phần vai rộng của chiếc bình này có một băng hoa văn thể hiện cảnh những con hổ nhởn nhơ bên cạnh đàn hươu nai.
Những chiếc trống có hình hổ kể trên đều thuộc loại trống Đông Sơn muộn (từ khoảng thế kỷ 2 trước Công nguyên trở về sau), khi đã xuất hiện tượng cóc. Trên chiếc trống có hình hổ của gia đình Dương Phú Hiến thay cho vị trí bốn tượng cóc là bốn con ốc vặn đang trong tư thế bò chổng phần đít nhọn lên trời. các đồ án hoa văn được tạo bằng cách khắc chìm trên khuôn, vì vậy hình chim, hổ, đường tròn... đều nổi. Trên mặt trống băng chim mỏ dài bay đan xen ba khoảng trống, mỗi khoảng có hai con hổ chụm đuôi vào nhau, quay đầu ra hai phía, ở giữa là ba vòng tròn có chấm ở giữa. Chi tiết một con hổ quay ngược đầu với hướng truyền thống của đàn chim (ngược chiều kim đồng hồ) phản ánh sự phá vỡ quy chuẩn trang trí Đông Sơn. Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn. Hình hổ khá rõ ràng, một con quay đầu lại. Mắt hổ được thể hiện bằng hình tròn có chấm ở giữa, trên thân có các chấm nhỏ tạo thành đường vằn ngang thân. Bên trong vành chim và hổ này là một vành trang trí cảnh lễ hội mùa lúa. Ở những chiếc trống muộn như chiếc trống này thì hình cách điệu chỉ còn cho thấy rõ một ngôi nhà sàn mái cong. Phần tang trống hoa văn rất mờ, nhưng đủ cho thấy những chiếc thuyền độc mộc và hình bò có u ở lưng. Trên phần riềm chân trống có những hoa văn đúc nổi hình chim, cây thuộc họ cau dừa và đáng nói nhất là hình “cây vũ trụ” - một đồ án trang trí khẳng định niên đại Đông Sơn muộn của chiếc trống này (khoảng gần hoặc trước sau Công nguyên). Chiếc trống bị hỏng khá nhiều, nhưng những đồ án trang trí còn có thể nhận ra được cho thấy đây là một chiếc trống chứa đựng khá nhiều thông tin khoa học quan trọng.
Cảnh hổ săn mồi trên trống đồng Đông Sơn phát hiện ở Kur (Đông Indonesia)
Ngoài những hình hổ trang trí trên mặt phẳng, người Đông Sơn còn thể hiện hình tượng hổ thông qua việc tạo ra những khối tượng kim loại. Ngay ở vùng đất tổ Hùng Vương các nhà khảo cổ học đã từng phát hiện chiếc thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng tại khu mộ Vạn Thắng, trên nắp thạp hiển hiện bốn khối tượng hổ cắp mồi rất sinh động. Ở chuôi một thanh kiếm đồng Đông Sơn được khai quật ở vùng miền núi Nghệ An - Thanh Hóa mà Gallery Hioco (người Pháp) đã sưu tầm, cũng có một bức tượng hổ trong tư thế đang rón rén lại gần con mồi... Tại một địa điểm khảo cổ khác thuộc tỉnh Bắc Ninh có tên là Lãng Ngâm (huyện Gia Bình), các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện nhiều tấm đồng trổ thủng mang hình hươu và hổ.
Sự xuất hiện hình ảnh loài hổ trong nghệ thuật Đông Sơn có liên quan đến quan niệm tôn thờ sức mạnh và sự nguy hiểm của loài vật này. Sự tôn thờ này tồn tại khá đậm nét trong số các bộ lạc và tiểu quốc người Ba Thục và người Việt ở vùng đất Dạ Lang, Tây Âu, Âu Lạc...Trong thời Hán việc tôn thờ loài hổ trở thành một quan niệm ổn định về “Tứ Linh thú” thể hiện trên gương và các đồ đồng lễ nghi khác : Rồng, Hổ, Quy, Tước mà sau này quen gọi là Long Ly Quy Phượng. Rồng (thanh long) đại diện cho quyền lực và thần linh ở phía Đông, Hổ (bạch hổ) cho phía Tây, Chim Công (chu tước) cho phía Bắc và Rùa (kim quy) cho phía Nam.
Rà lại khối tư liệu xương cốt thu được trong các cuộc khai quật khảo cổ học chúng tôi nhận thấy những răng nanh hổ thường được cư dân văn hóa Hòa Bình sống cách chúng ta hàng vài chục ngàn năm đã để lại trong tầng văn hóa hang động. Hiện chưa thể khẳng định đó là răng thờ cúng hay là sản phẩm vứt lại sau bữa ăn. Hình ảnh có thể là của một con hổ đã được phát hiện trên một phiến đá mềm nằm trong tầng văn hóa gần 20 ngàn năm trước ở hang Xóm Trại. Cư dân thuộc văn hóa Hòa Bình đã rạch lên phiến đá này những đường khắc ngoệch ngoạc mang dáng hình giống một con hổ. Nhưng dấu tích hổ dường như ít hơn trong các làng xóm trồng lúa thời tiền sử. Rõ ràng hổ không bao giờ là đối tượng săn bắt lấy thịt làm thức ăn của các cư dân tiền sử mà trái lại, với sự phát triển của những làng xóm nông nghiệp định cư hổ dần trở thành con vật huyền thoại được đề phòng và tôn thờ.
Việc tồn tại dai dẳng tục thờ thần Bạch Hổ (Ông Ba Mươi) trong người Việt cũng như nhiều dân tộc sống ở miền núi phía Bắc nước ta một mặt phản ánh tín ngưỡng nguyên thủy từ rất xa xưa, đồng thời phản ánh tàn dư tôn sùng loài vật này gắn với sự phát triển của Đạo Giáo vốn xuất hiện ở Việt Nam chậm nhất là vào khoảng đầu công nguyên.
Năm Hổ nói chuyện Hổ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho độc giả ít nhiều những thông tin bổ ích.
Ngày 20/7, ngay khi biết tin có người dân trên địa bàn thiệt mạng trong vụ đắm tàu du lịch xảy ra tại Vịnh Hạ Long, lãnh đạo xã Hồng Vân (Hà Nội) đã đến thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân.
Vòng thi Dance Battle của Em Xinh Say Hi là nơi các nghệ sĩ nữ thể hiện khả năng trình diễn và làm chủ sân khấu qua vũ đạo. Trong số đó, Phương Ly là người mở màn và mang về chiến thắng thuyết phục cho round 1 của team "So Đậm".
Trước diễn biến hết sức phức tạp của cơn bão số 3 Wipha, người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nhiều phương án để phòng, chống bão nhằm giảm thấp nhất thiệt hại do cơn bão gây ra khi đổ bộ vào đất liền.
U23 Thái Lan đang khởi đầu đầy ấn tượng tại Giải U23 Đông Nam Á 2025, với những chiến thắng thuyết phục cùng màn trình diễn nổi bật của các trụ cột như Yotsakorn Burapha và Satree Bunna.
Sáng 20/7, lãnh đạo UBND xã Thiên Cầm, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, vào tối 19/7, một tàu du lịch chở 30 du khách và 4 thuyền viên bị sóng đánh chìm khi đang câu mực trên vùng biển Thiên Cầm.
Đội tuyển quần vợt Việt Nam đã thi đấu kiên cường và trụ hạng thành công sau chiến thắng 2-1 trước Sri Lanka ở trận play-off Giải quần vợt quốc tế Davis Cup Nhóm III – khu vực châu Á/Châu Đại Dương 2025 . Chiến thắng quý giá giúp đội tuyển Việt Nam ở lại Nhóm III thêm một mùa giải và toàn đội được nhận tổng cộng 230 triệu đồng tiền thưởng.
Sáng 20/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ Ba Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06.
Cảng vụ Đường thủy và Đăng kiểm phương tiện thủy nội địa vừa ban hành công văn khẩn về việc tạm dừng cấp phép rời cảng, bến đối với các phương tiện vận chuyển khách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đây là động thái ứng phó trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha).
Khi cả thế giới há hốc mồm chứng kiến Chelsea của Enzo Maresca khống chế hoàn toàn PSG trong một ván cờ hoàn hảo, có một người không hề ngạc nhiên về những gì mà HLV 45 tuổi này làm được. Ông là Fulvio Fiorin, từng là HLV của Ascoli, và Maresca chính là HLV phó của ông hồi đó.
Một ngôi sao điện ảnh hàng đầu như Tom Cruise liệu có chút liên quan gì đến thể thao? Người đàn ông 63 tuổi này trở thành tâm điểm trong mỗi lần xuất hiện trên ống kính ở các sự kiện thể thao lớn.
Tin chuyển nhượng hôm nay 20/7: MU tiếp tục mua tiền đạo sau khi chiêu mộ Mbeumo, Real Madrid chi cực khủng cho chữ ký của sao Chelsea, Rashford sẽ du đấu châu Á cùng Barcelona,...
Sáng 20/7, UBND tỉnh Quảng Ninh chính thức thông tin về vụ tai nạn đắm tàu du lịch Vịnh Xanh 58, mã hiệu QN 48-7105, xảy ra trên Vịnh Hạ Long vào chiều (19/7).
Triển lãm sách thường niên lần thứ 35 của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) có chủ đề "Văn hóa ẩm thực và tương lai cuộc sống" diễn ra từ ngày 16-22/07/2025, với sự tham dự của hơn 770 gian hàng từ nhiều quốc gia.
Ngay sau khi trực tiếp chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn tại hiện trường vụ lật tàu QN 7105 tại Quảng Ninh, sáng 20/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, địa phương để ứng phó với bão số 3.
Quang Dương – tay vợt Việt kiều nổi bật trên đấu trường pickleball thế giới – ra mắt dòng sản phẩm giày thi đấu pickleball lần đầu tiên hợp tác với Wika.
Tối ngày 19/7, Chung kết Hoa khôi Sinh viên Việt Nam 2024, đêm thi không chỉ là nơi hội tụ của sắc đẹp, trí tuệ và bản lĩnh sinh viên, mà còn là một bữa tiệc nghệ thuật đỉnh cao với sự đầu tư quy mô và cảm xúc.