TYPO cho phố

21/02/2009 21:59 GMT+7 | Đánh thức không gian

Ý TƯỞNG CHÍNH:

Thực hiện một hình thức trang trí đường phố đơn giản nhằm truyền tải những thông  điệp có khả năng đánh thức mối quan hệ “ phố - nguời” và “ nguời - nguời”.

GIÁI PHÁP: 

Sử dụng nghệ thuật Typography kết hợp với nghệ thuật đánh lừa thị giác trong phối cảnh để thể hiện các  thông điệp này ngay trên mặt đuờng.

Đối tuợng phục vụ chính của tác phẩm là những nguời đi bộ trên đuờng (quan hệ nguời – nguời ), do đó vị trí thực hiện là những vạch sơn dành cho khách băng qua đuờng.

Chất liệu: sơn và sơn dạ quang, sơn chồng lên mặt đuờng và vạch sơn đuờng sẵn có đã bạc màu.

 Phố đầu tiên có tác phẩm này là nơi có đặc thù riêng về nghệ thuật lẫn thuơng mại dịch vụ vì như thế tác phẩm mới có dịp phát huy giá trị nghệ thuật, khả năng gây ấn tuợng với quần chúng và cả giá trị về kinh tế xã hội (quan hệ phố - nguời).

ĐỊA ĐIỂM:

Đường Nguyễn Trãi, quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, đọan từ ngã tư Tôn Thất Tùng – Nguyễn Trãi đến bùng binh Thánh Gióng . Đây chính là “ phố thời trang” của nguời dân Sài Gòn, nơi có Trung tâm mua sắm chuyên doanh thời trang đầu tiên của Việt Nam là Zen Plaza (1997) nhưng cũng là nơi chưa phát huy hết ưu thế về đặc thù của mình.

Một hình thức nghệ thuật đuơng đại như Typography và nghệ thuật thị giác đuợc ứng dụng sẽ rất phù hợp tính “thời trang” của phố cũng như nhu cầu “ gây ấn tượng” của ngành kinh doanh thời trang.

THÔNG ĐIỆP

Thông điệp số 1: Đánh thức mối quan hệ giữa phố và nguời - Quảng bá cho “ Phố thời trang” của thành phố Hồ Chí Minh và ngành thời trang Việt Nam.

Thực hiện tại làn sơn dành cho người đi bộ trước cửa Zen Plaza.

Nội dung cụ thể là những trích dẫn (quote) của các nhà thiết kế thời trang quốc tế và Việt Nam nổi tiếng cùng với thông điệp mà ngành thời trang muốn quảng bá đến công chúng tại thời điểm thực hiện ( ví dụ: tuần lễ Thời trang Việt Nam mùa Xuân hè 2010, chủ đề chính của xu huớng thời trang 2010, sự kiện sắp diễn ra tại Zen Plaza, mùa mua sắm thời trang 2010…).




Phần typo đuợc sơn trên mặt đuờng sao cho ở góc nhìn của nguời đi bộ hướng về Zen Plaza đọc được mà không bị méo do quy luật của phối cảnh.

Chất liệu sơn phủ thêm lớp sơn dạ quang ban ngày chỉ phát huy khỏang 50%. Nhưng khi về đêm, cũng là lúc “ phố thời trang” nhộn nhịp nhất với sự tập trung lớn nhất về Zen Plaza, màu sơn dạ quang sẽ phát huy tối đa tác dụng.


Những tín hiệu gây chú ý xuất phát từ mặt đuờng này không hề gây mất an tòan giao thông như nhiều nguời vẫn nghĩ. Trái lại, nó có tác dụng về mặt tâm lý gần với giải pháp tạo gờ nổi nhẹ, sơn caro trên mặt đuờng tại các ngã tư ( textured pavement) làm giảm phần nào tốc độ lưu thông ( traffic calming).

Thông điệp số 2: Đánh thức mối quan hệ giữa nguời với nguời – Lời cảm ơn dành cho những nguời dừng xe đúng vạch.

Thực hiện tại làn sơn dành cho người đi bộ tại vị trí đèn giao thông truớc khi vào ngã sáu Phù Đổng.

Nội dung là lời cám ơn đơn giản “ Thank u – Cám ơn”. Thông điệp thực hiện bằng tiếng Anh và tiếng Việt vì đây là nơi có nhiều du khách nuớc ngòai lui tới lẫn người dân Việt Nam,có thể cùng  ngôn ngữ của đời sống hằng ngày (ví dụ “ thank u” thay vì “ thank you”).

Những nguời điều khiển phuơng tiện khi dừng xe trước vạch sơn của nguời đi bộ sẽ nhìn thấy rõ nhất thông điệp này ngay làn sơn dành cho nguời đi bộ Đây  là lời cảm ơn của phố và của tất cả những nguời băng qua đuờng: “ Cám ơn đã nhường đuờng – Thank you for stopping and letting us go”.



Phần chữ được chia làm hai phần dành cho hai góc nhìn khác nhau của nguời dừng xe truớc vạch sơn .

TUỔI THỌ CỦA TÁC PHẨM VÀ CÁC CHI TIẾT KHÁC:


Tác phẩm có tuổi thọ không cao nhưng việc thực hiện không phức tạp. Do đó việc thực hiện lại tác phẩm khi đã quá phai mờ cũng dễ dàng. Hơn nữa, truớc sự thay đổi liên tục của xu hướng thời trang cũng như ý tưởng sáng tạo của các nghệ sĩ thì đó lại là một ưu điểm của “Typo cho phố”.

Thông điệp “Cám ơn” trên thực tế có thể sử dụng tại bất cứ con phố nào.Tính ứng dụng của tác phẩm còn được mở rộng dễ dàng khi thay đổi nội dung thông điệp.

LỜI KẾT

Dùng nghệ thuật chữ là một cách rất hiệu quả để đưa thông điệp đến với công chúng, đặc biệt tại những không gian công cộng. Ở Việt Nam hiện nay, phố phường vẫn là những không gian công cộng quen thuộc nhất với mọi người và thể hiện khá rõ bộ mặt của xã hội.

“ Cám ơn” là câu nói, là hành động rất cơ bản trong xã hội văn minh.Lời cám ơn đơn giản, dù có thóang qua trên đường phố, cũng có thể nhắc nhở ý thức trong mỗi người . Thông qua thiết kế này tác giả mong muốn được góp phần nào đó vào việc tạo hình ảnh đô thị Việt Nam văn minh và  hiếu khách.

Thiết kế này có khả năng ứng dụng rộng rãi và khả năng kêu gọi sự ủng hộ của xã hội vì tác phẩm không chỉ làm đẹp mà còn có tác dụng quảng bá, thúc đẩy cho sự phát triển của một khu vực họat động thương mại dịch vụ.

Ở  phố, trình diễn hay trưng bày dù mới lạ đến mấy rồi nguời ta cũng quen dần, rồi chán. “ Typo cho phố” có đặc điểm của đương đại trong mình. Nó nhanh chóng, dễ thay đổi, dễ gỡ bỏ. Tác giả tin rằng dù nó tồn tại bao lâu trên phố, chỉ cần có một khỏanh khắc những thông điệp này được nguời ta nhìn thấy trong lúc vội vã và gợn lên suy nghĩ nào đó, thì cả phố và nguời đã có thêm 1 lần đuợc đánh thức.

Tác giả: Nguyễn Hồng Dương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm