31/03/2023 09:38 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Chuyên gia tâm lý chỉ ra hàng loạt hệ lụy từ suy nghĩ độc hại, hành động lệch lạc của một bộ phận các bạn trẻ.
Thời đại công nghệ số lên ngôi, với nhu cầu hẹn hò hay đơn giản là tìm người tâm sự khiến hàng loạt các ứng dụng hẹn hò ra đời như Tinder, Fika, Bumbel,…. Bên cạnh tính năng hữu ích giúp người dùng tìm được người nửa kia hoàn hảo, người bạn chân thành thì cũng đi kèm với không ít hệ lụy. Nhiều người đã từng rơi vào hoàn cảnh éo le như bị lừa tình, lừa tiền bạc.
Dạo quanh các ứng dụng hẹn hò, nổi bật là Tinder xuất hiện hàng loạt mối quan hệ "gian díu mập mờ" vô cùng độc hại như: "Suggar daddy – Sugar baby", FWB (Friends with benefit" – quan hệ mập mời với mục đích có lợi về tình dục, ONS hay 419 (tình một đêm),…
Và mới đây, dân mạng choáng váng trước một nữ Youtuber trẻ chia sẻ công khai cách thức "moi" tiền đàn ông trên Tinder để có tiền sinh hoạt hằng ngày.
Cụ thể, trong một clip có tiêu đề "Mình không sinh ra để đi làm!!! Bạn cũng thể", K. đã kể lại hành trình đi làm của mình với nhiều bất ổn. Khi làm ở một quán cà phê, cô lười biếng không muốn làm thuê, không muốn phục vụ khách nên nghỉ việc. Sang làm ở nhà hàng khác, cô lại lén giấu riêng tiền típ, bị kiểm tra camera nên đã tranh cãi với sếp rồi nghỉ việc.
Sang đếm công việc thứ 3, K. làm cho một công ty tư vấn du học. Nhưng đi làm đến ngày thứ 2, cô bị đuổi vì làm việc hời hợt, mặc váy ngắn. Đến công ty thứ 4 cũng chẳng khá khẩm là bao. K. trụ được không quá 10 ngày. Từ những công việc trải qua, cô nàng thấy bản thân lãng phí thời gian, "muốn sống cuộc đời khác biệt" nên nghỉ làm ở nhà.
Dù không có công ăn việc làm nhưng cô vẫn sống tốt ở Hà Nội nhờ vào việc "moi" tiền đàn ông trên Tinder. Cụ thể, cuối mỗi buổi gặp gỡ, K. đề nghị đối phương đưa về nhà. Nếu đối phương từ chối, cô thẳng thắn mượn tiền để đi taxi và hẹn chuyển khoản lại. Nhưng hầu hết các anh chàng đều không cần trả lại. Bằng cách thức này, mỗi tháng cô có vài triệu đồng tiền ăn.
Ngoài ra, K. còn có những cách kiếm tiền có 1-0-2 khác như: Viết profile Tinder, giúp đàn ông quẹt Tinder và tán gái. Những người này thường cảm ơn bằng tiền hoặc hiện vật như hoa quả, bánh trái.
Một kiểu kiếm tiền khác của cô là chủ động lì xì cho đối phương trong dịp năm mới. Cô chỉ bỏ vào phong bao 20.000 đồng. Nhưng các chàng trai ga lăng sẵn sàng lì xì lại cho cô 200.000 đồng, 500.000 đồng, có khi lên đến tiền triệu. Cứ như vậy, cô khoe là mình sống tốt và ổn.
Đặc biệt, có người quen trên Tinder chủ động chuyển khoản cho K. dù chưa từng gặp mặt. Cô cho rằng điều này xứng đáng vì bản thân có tài ăn nói và biết cách dùng não.
Chưa dừng lại ở đó, K. còn chia sẻ về chuyện nói dối nhà tuyển dụng khi xin việc bằng cách bịa CV. Cô nàng đã khai gian các kỹ năng, chẳng biết gì về Tin học văn phòng, không biết dùng Excel, Drive, chỉ biết gõ Word nhưng vẫn tự tin tick 4/5. Ngoài ra, cô còn bịa cả thời gian làm việc, chẳng hạn làm việc ở công ty sự kiện 10 ngày nhưng K. khai khống lên 6 tháng.
Ngay sau khi clip chia sẻ của K. lan truyền rộng rãi, cô đã bị chỉ trích nặng nề vì có tư tưởng độc hại, lười lao động, thậm chí là có dấu hiệu lừa đảo. Tuy nhiên, không ít cô gái trẻ tung hô, ủng hộ và dành cả sự ngưỡng mộ tới nữ Youtube khiến nhiều người quan ngại, bất bình.
Trước vấn đề trên, chúng tôi đã có buổi trò chuyện với Thạc sĩ Trịnh Thị Điệp – Chuyên gia Tâm lý Giáo dục, University of Bristol (Top 5 UK). Chị đã có 10 năm kinh nghiệm quản lý và tham vấn tâm lý, hướng nghiệp cho các bạn trẻ.
Thạc sĩ Trịnh Điệp nhận định cách kiếm tiền toan tính của nữ Youtuber không được xây dựng trên nền tảng kiến thức, kỹ năng và đạo đức. Vì thế đây là cách kiếm tiền không thông minh và không bền vững.
Không chỉ K. trong câu chuyện mà còn nhiều bạn trẻ khác chỉ nhìn thấy lợi ích nhỏ trước mắt (từ vài triệu đồng đi xin hoặc đi lừa của người khác) mà làm mất đi cơ hội rèn luyện bản thân, nâng cao kiến thức cùng kỹ năng để có những cơ hội với thu nhập tốt hơn. Con số có thể lên đến vài chục triệu đồng, hoặc thậm chí cả trăm triệu đồng mỗi tháng.
Chị Trịnh Điệp chia sẻ: "Cách kiếm tiền của K. đang làm mất uy tín với các nhà tuyển dụng, mất niềm tin với người thân bạn bè. Uy tín và niềm tin là những thứ rất quan trọng không chỉ công việc mà còn trong cuộc sống.
Câu chuyện này có thật nhưng cũng có thể là được hư cấu, gây tranh cãi nhằm câu like, câu view như một cách kiếm tiền trên Youtube/TikTok và các nền tảng mạng xã hội khác. Tuy nhiên cách kiếm tiền này mang đến ảnh hưởng tiêu cực cho thế hệ trẻ".
Theo chuyên gia, những "content" (nội dung) độc hại này vẫn tiếp tục lan truyền sẽ khiến nhiều bạn không thấy được giá trị bền vững của lao động, của việc đầu tư kiến thức cùng kỹ năng để có sự chuẩn bị vững chắc cho tương lai. Các bạn sẽ khó có cuộc sống bình an, hạnh phúc và mối quan hệ tốt trong tương lai.
Chính vì thế, các bạn trẻ cần tỉnh táo và có tư duy phản biện khi xem những chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội.
Theo chuyên gia Tâm lý Trịnh Điệp, nguyên nhân đầu tiên khiến K. có lối suy nghĩ và hành xử như trên là do không hiểu bản thân. Cô thiếu định hướng, thiếu mục tiêu sống tích cực. Đó là sự khủng hoảng bản sắc ở K. nói riêng và những bạn trẻ nói chung khi không xác định được tôi sẽ là ai trong cuộc sống, trong cộng đồng.
Nếu thiếu hụt điều này, các bạn trẻ nên tham gia khóa học tâm lý về hiểu chính mình hoặc tìm kiếm tư vấn định hướng từ cha mẹ, thầy cô, các chuyên gia tâm lý.
Nguyên nhân thứ 2 của lối sống thích hưởng thụ, không thích lao động cũng có thể xuất phát phát từ sự bao bọc của gia đình. Nhiều bậc cha mẹ chỉ yêu cầu con học giỏi mà không cần giúp việc nhà, giúp đỡ người thân, bạn bè khiến con thiếu đi sự đồng cảm, sẻ chia. Cách giáo dục sai trái có thể làm hỏng thế hệ trẻ.
Chính vì thế, gia đình cùng nhà trường cần thường xuyên trao đổi để có phương pháp giáo dục phù hợp. Phía nhà trường có thể tổ chức các chương trình tâm lý giáo dục nhằm định hướng để các bạn trẻ hiểu bản thân, có mục tiêu sống tích cực. Nhà trường cũng nên tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động cộng đồng giúp thanh thiếu niên tìm được ý nghĩa sống.
Đặc biệt, các bậc phụ huynh cùng thầy cô cần cảnh tỉnh các bạn phải có một đầu óc tỉnh táo và tư duy phản biện khi xem những video tiêu cực/trào lưu không lành mạnh trên mạng xã hội.
Chuyên gia Trịnh Điệp chia sẻ thêm: "Như ông cha ta từ xưa đã răn dạy, "Lao động là vinh quang", "Năng nhặt chặt bị", đó đều là những bài học quý báu về giá trị của lao động và sự cần cù. Không có con đường tắt để kiếm được nhiều tiền mà chỉ có đầu tư phát triển bản thân và rèn luyện đạo đức mới là cách kiếm tiền bền vững.
Sự chăm chỉ, trung thực và uy tín sẽ giúp chúng ta có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc cũng như sống một cuộc đời hạnh phúc. Các bạn trẻ cần dành thời gian lập kế hoạch, mục tiêu cho cuộc đời mình.
Ảnh: NVCC
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất