Câu chuyện về bài ca chính thức của Olympic

21/07/2021 14:11 GMT+7 | Olympic 2021

(Thethaovanhoa.vn) - Bài hát chính thức của Olympic vang lên mỗi khi lá cờ Olympic được kéo lên và hạ xuống tại lễ khai mạc và bế mạc đã ra đời được 125 năm.

Lịch thi đấu bóng đá Olympic 2021: VTV6 trực tiếp bóng đá nam Olympic Tokyo 2020

Lịch thi đấu bóng đá Olympic 2021: VTV6 trực tiếp bóng đá nam Olympic Tokyo 2020

Lịch thi đấu môn bóng đá Olympic 2021. Lịch thi đấu bóng đá nam Olympic Tokyo 2020. Xem trực tiếp bóng đá Olympic 2021 trên kênh VTV3, VTV6?

Đây là câu chuyện về bài ca đánh dấu Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên vào năm 1896, và chúng ta sẽ được nghe lại một lần nữa khi Olympic 2020 được tổ chức ở năm 2021 này.

Bài ca chính thức

“Olympic Hymn” là một cantata hợp xướng do nhà soạn nhạc opera người Hy Lạp Spyridon Samaras (1861-1917) sáng tác, với phần lời của nhà thơ Hy Lạp là Kostis Palamas. Samaras là một trong những nhà soạn nhạc người Hy Lạp nổi tiếng ở cuối thế kỉ 19 và ông cũng được biết đến nhiều như nhà soạn nhạc opera. Mặc dù là người Hy Lạp nhưng Samaras đã có thời gian học ở Paris và sau đó ông đến Italy, nơi ông viết những tác phẩm như Medge, La martire và Flore mirabilis. Ông vẫn tiếp tục sáng tác sau khi trở về Athens vào đầu thế kỉ 20, trong đó nhạc kịch cuối cùng của ông là Tigra.

Bài ca Olympic được viết cho Thế vận hội Olympic mùa hè đầu tiên trong lịch sử hiện đại, diễn ra ở thủ đô Athens của Hy Lạp với sự tham dự của 14 quốc gia và hơn 200 vận động viên.

Chính Demetrius Vikelas, chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), là người đã chọn hai nghệ sĩ Samaras và Palamas để chắp bút cho tác phẩm quan trọng này. Vì thế, bài ca lần đầu tiên được xướng lên trong lễ khai mạc của Olympic đầu tiên.

Tin Olympic hôm nay, Olympic Tokyo 2021, lịch thi đấu Olympic 2021, VTV3, VTV6, lịch thi đấu bóng đá, trực tiếp bóng đá, U23 Tây Ban Nha, tổng thống Hàn Quốc, lễ khai mạc
Bài ca chính thức của Thế vận hội mùa hè ra đời cách đây hơn 1 thế kỷ

Trong những kì Thế vận hội tiếp theo, các quốc gia có truyền thống sử dụng các bài hát của riêng mình cho các buổi lễ và mãi đến năm 1956, bài ca Olympic được sử dụng trở lại. Năm 1958, IOC tuyên bố “Olympic Hymn” của Samaras là bài hát chính thức của Thế vận hội Olympic sau phiên họp thứ 54 của IOC tại Tokyo (Nhật Bản), và nó đã được hát bằng phiên bản tiếng Anh tại Thế vận hội mùa đông 1960 ở Thung lũng Squaw, Mỹ.

“Olympic Hymn” từ đó trở đi đã có một vị trí quan trọng trong các lễ khai mạc và bế mạc Thế vận hội được xây dựng tỉ mỉ, các chương trình nghiêm túc được IOC xác định và tuân thủ. Kể từ khi được tuyên bố là bài hát chính thức, giai điệu và lời ca của nó đã được vang lên tại mọi kỳ Olympic, trong lễ khai mạc khi lá cờ Olympic được kéo lên và trong lễ bế mạc khi lá cờ được hạ xuống.

Cũng nên nói thêm là IOC ra quyết định rằng, “Olympic Hymn” nên được trình diễn bằng tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Anh, hoặc bằng ngôn ngữ khác của quốc gia chủ nhà - miễn là nó được dịch từ nguyên bản tiếng Hy Lạp của Palamas. Chẳng hạn như trong lễ khai mạc và bế mạc Olympic 2008 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), “Olympic Hymn” được hát bằng tiếng Hy Lạp thay vì tiếng Trung. Cũng vậy thì trong lễ khai mạc và bế mạc Olympic 2016 tại Rio de Janeiro, tiếng Anh được sử dụng thay vì tiếng Bồ Đào Nha.

Liệu có những “Olympic Hymn” khác?

Thực tế là có, trong đó có hai tác phẩm được viết trong những năm 1930 của các nhà soạn nhạc Richard Strauss (cho Olympic 1936 tại Berlin, Đức) và Walter Bradley-Keeler (cho Olympic 1932 tại Los Angeles, Mỹ).

Tin Olympic hôm nay, Olympic Tokyo 2021, lịch thi đấu Olympic 2021, VTV3, VTV6, lịch thi đấu bóng đá, trực tiếp bóng đá, U23 Tây Ban Nha, tổng thống Hàn Quốc, lễ khai mạc
Bài thơ của nhà thơ Kostis Palamas là lời của bài ca chính thức Olympic

Lời bài hát “Olympic Hymn”

Bản thân tác phẩm là một cantata hợp xướng lạc quan, giai điệu mạnh mẽ như thể là hiện thân của sức mạnh và hi vọng.

Lời bài hát cũng thấm đẫm những thông điệp không ngừng về hi vọng, lòng dũng cảm và chiến thắng, kể về Ngọn lửa Olympic bất diệt và tình đoàn kết, truyền cảm hứng và mang lại danh dự khi ánh sáng soi đường cho các quốc gia và những anh hùng thể thao của chúng ta, khi họ đến với nhau trong bốn năm một lần.

Ngọn lửa Olympia bất tử

Đèn hiệu soi đường cho chúng ta

Ôm lấy trái tim chúng ta bằng ngọn lửa hy vọng

Vào ngày trọng đại này

Khi chúng ta đi khắp thế giới

Để chia sẻ những Thế vận hội này

Hãy để tất cả các lá cờ của mọi miền đất

Được trải rộng trong tình anh em

Xướng tên từng quốc gia, những âm thanh mạnh mẽ

Lên cao trong sự hài hòa

Tất cả đều ca ngợi những vận động viên dũng cảm của chúng ta

Với những giai điệu chiến thắng

Ánh sáng Olympic cháy mãi, cháy mãi

Qua các đại dương, đồi núi và đồng bằng

Đoàn kết, truyền cảm hứng, mang đến vinh quang

Đối với những cuộc thi đấu căng thẳng này

Cầu mong lòng dũng cảm lấn át chiến thắng

Theo lối con đường vàng

Như những nhà vô địch mới của ngày mai sẽ xuất hiện

Nâng cao tinh thần sôi sục của trò chơi

Hãy để sự chói lọi tỏa khắp từng chiến công cao thượng

Đăng quang với vẻ vang và danh tiếng

Và hãy để tình anh em và tình bạn

Bao quanh linh hồn của mọi quốc gia

Ôi ngọn lửa vĩnh cửu trong bầu trời của bạn sáng mãi

Hãy chiếu sáng chúng ta bằng ánh sáng vĩnh cửu của bạn

Bằng sự duyên dáng, đẹp đẽ và đầy tráng lệ

Tỏa sáng như mặt trời

Bừng sáng lên

Cho chúng ta danh dự, sự thật và tình yêu của bạn

Từ Olympic cổ đại đã có gian lận

Hối lộ, gian lận, doping và tham nhũng nói chung đã làm hoen ố hình ảnh của Thế vận hội Olympic trong vài thập kỷ qua. Nhiều người đã so sánh tiêu cực Thế vận hội hiện đại với Thế vận hội cổ đại, cho rằng Thế vận hội cổ đại ít gian lận hơn.

Tuy nhiên, “Tinh thần Olympic” nổi tiếng ở Hy Lạp cổ đại, nơi khai sinh Olympic, thực tế không cao quý và thuần khiết như những người duy tâm vẫn tin. Ngược lại, bản thân một số cuộc thi ở Olympic cổ đại cũng là đối tượng của gian lận, hối lộ và thậm chí là một dạng doping sơ khai.

Theo Nigel Crowther, cựu giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Olympic quốc tế, trong Thế vận hội cổ đại, các vận động viên, cha và huấn luyện viên của họ đã tuyên thệ không “vi phạm các cuộc thi”. Thế nhưng, một số người trong số họ thực sự đã làm như vậy. Ví dụ, Pausanias viết rằng vào năm 388 trước Công nguyên, võ sĩ quyền anh Eupolus đã mua chuộc 3 đối thủ của mình tại Olympia. Các quan chức sau đó đã trừng phạt cả 4 thí sinh. Hay vào khoảng năm 322 trước Công nguyên, một vận động viên năm môn điền kinh tên là Callippus đã đưa tiền cho đối thủ của mình để thua cuộc. Đáng kinh ngạc, theo triết gia Philostratus, các huấn luyện viên thường cho các vận động viên vay tiền với lãi suất cao chỉ với mục đích hối lộ.

Mạnh Hào

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm